Không được có tâm tật đố

[ChanhKien.org]

Làm đệ tử Đại Pháp, chúng ta đều nói rằng phải duy hộ Đại Pháp và duy hộ Sư phụ, tâm của chúng ta là đồng thuận với Sư phụ. Nhưng mà chúng ta có ý thức được không, có rất nhiều tâm chấp trước là trực tiếp mạo phạm Sư phụ, là những điều đối nghịch với Sư phụ.

Đồng tu A nghe nói đồng tu B đang trải qua khủng hoảng nợ nần, trong tư duy đồng tu A xuất ra một niệm: “Hừm, rút cục rồi anh cũng có ngày hôm nay!” Lại có đồng tu C lên giọng nói với với đồng tu D rằng: “Một ngày anh tam thoái được cho hơn hai mươi người, chuyện đó cũng chẳng có gì to tát cả, tôi nói cho anh biết: những lãnh đạo cao cấp ở đó thì đều là do đích thân tôi phát chân tướng cho họ đó!” Cũng lại có đồng tu E trong lúc tâm trạng đang tức giận đùng đùng mà nói với đồng tu F rằng: “Anh có thể trong hai tháng mà vượt qua được quan sinh tử, [ngay cả] tôi cũng làm được chuyện đó!”

Đây đều là biểu hiện của tâm tật đố. Đồng tu làm tốt, thì trong tâm cảm thấy không yên, lúc đồng tu gặp nguy nan thì bản thân lại cảm thấy có phần hả hê, cười trên nỗi đau của người khác.

Sư phụ giảng:

“Mỗi khi tôi thấy chư vị gặp phải ma nạn, Sư phụ còn thấy khó hơn cả chư vị; mỗi khi chư vị bước một bước chưa được tốt, tôi đều thấy rất đau lòng.” (Trích Tinh Tấn Yếu Chỉ II – Tống khứ chấp trước cuối cùng)

Cũng trong “Giảng Pháp tại các nơi II – Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002” Sư phụ giảng:

“Rất nhiều lúc Sư phụ thấy được chư vị thực hiện rất tốt, nhưng cũng chỉ lặng lẽ cao hứng cho chư vị thôi.”

Khi đồng tu gặp nạn, lúc đó Sư phụ của chúng ta chính là người buồn nhất, mà bản thân tôi lại cảm thấy thù hận và vui vẻ, chúng ta đã từng nghĩ lúc đó là chúng ta đang đối nghịch với Sư phụ hay chưa? Khi đồng tu cứu người thành công, hoặc vượt qua cửa ải khó khăn, lúc đó Sư phụ của chúng ta chính là người vui vẻ nhất, mà bản thân chúng ta lúc đó lại tức giận bất bình, chúng ta đã từng nghĩ chưa, lúc đó chúng ta phải chăng cũng là đang muốn đối kháng với Sư phụ?

Sư phụ vì muốn độ chúng ta đã tận hết mọi thứ mà làm tất cả mọi điều, đối với tất cả đệ tử đều đồng dạng như thế. Chúng ta lại tật đố với đồng tu của mình. Đó không phải là những gì Sư phụ muốn. Từ góc độ này tôi đã lý giải, vì sao tâm tật đố không bỏ là không đắc chính quả, là tu không thành. Mang theo sinh mệnh như thế thì đặt ở đâu cho được.

Các bạn nói rằng tôi không phải là đang chống lại Sư phụ, tôi là đối với một người [cụ thể] nào đó mới như thế. Là tâm tật đố khiến các vị tâm can hẹp hòi, tầm nhìn hạn hẹp, không nhìn thấy những nhân tố to lớn đang ẩn nấp ở phía sau, đây là một cái lậu rất lớn, sẽ bị sinh mệnh của vũ trụ cũ nắm lấy, không kính Sư, thì các sinh mệnh ấy sẽ bức hại bạn, sẽ làm bạn bị hủy rớt.

“Bất kể sự tình nào chư vị biết là tôi đã tham gia vào sự việc ấy, thì chư vị phải từ trên góc độ của tôi mà suy xét vấn đề. Đây là vấn đề chư vị không để ý trước đây.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Chúng ta là một lạp tử của Đại Pháp, đương nhiên là cần duy hộ Sư phụ, duy hộ Pháp, đây chính là tự ngã chân chính của chúng ta. Sư phụ vui vẻ thì chúng ta mới vui vẻ, chúng ta vui mừng cho đồng tu; những chuyện Sư phụ buồn thì chúng ta phải tìm cách, làm thế nào để bài trừ hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ đồng tu đi cho tốt, đây đều là những việc mà chúng ta nên làm.

Khi những suy nghĩ của tâm tật đố hễ xuất ra, thì cần nắm bắt nó ngay lập tức, những cách nghĩ đối lập với Sư phụ thì hoàn toàn không phải là mình, cần nhanh chóng giải thể nó! Đây chẳng phải là một mặt của bản tính đang trong chính Pháp sao?

“Không phối hợp, đọ sức với nhau, không phục tùng, thậm chí ngôn từ cử chỉ không nhã nhặn chút nào, thật không giống đệ tử Đại Pháp. Sư phụ nhìn thấy mà đau lòng.” (Giảng Pháp tại các nơi XI – Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Những sự việc khiến Sư phụ đau lòng thì chúng ta không được phép làm, chúng ta không quản nổi người khác, còn không quản nổi chính mình sao, vậy thì làm đệ tử như thế nào đây.

Quý trọng mỗi đồng tu ở bên cạnh chúng ta, thiện đãi đồng tu của chúng ta, cũng là tôn kính đối với Sư phụ!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267427