Thế sự xoay vần, trời xanh liệu có bỏ qua ai?

Tác giả: Tân Nguyên

[ChanhKien.org]

Con người trong cuộc đời sẽ gặp rất nhiều ma nạn, những ma nạn này đều không tách rời hành vi của họ. Ngày hôm nay làm chuyện không tốt thì e rằng ngày mai, năm sau hoặc đời sau, nhất định sẽ có báo ứng tương ứng.

1. Tử Tư gieo mầm tai hoạ

Ngũ Tử Tư chinh chiến lập công lao hiển hách cho nước Ngô, tại sao cuối cùng lại chết rất thảm? Nguyên nhân vốn là do trong lúc trên đường chạy trốn khỏi Sở vương, do tâm nghi ngờ của bản thân mà Ngũ Tử Tư đã hại chết một người đáng ra là ân nhân của mình, đây chính là câu chuyện có liên quan đến người phụ nữ giặt vải mà rất nhiều người chúng ta đã biết.

Sách cổ “Chu triều bí sử” có ghi chép lại rằng: Chỉ thấy cách con sông mây mù đầy trời, sóng lớn ầm ĩ, nguyên là Nang Ngõa dẫn binh tới, vì không thấy có thuyền qua lại trên sông nên đã rút binh quay về. Tử Tư thấy vậy rất sợ hãi bèn muốn nhanh chóng chạy sang bờ phía Đông.

Tử Tư cưỡi ngựa đi hơn 50 dặm, thấy một người phụ nữ giặt vải bên sông, Tử Tư cho ngựa đi quanh bờ sông hơn một dặm thì bị lạc đường, phía trước không có người nào để hỏi, vậy nên đành quất ngựa quay về. Đi ngang qua chỗ người phụ nữ giặt vải, Tử Tư nói rằng: “Tôi là Ngũ Viên – thần tử lưu vong của nước Sở! Nguyên vì Sở vương vô đạo, đã giết hại cha và anh trai tôi, nên tôi muốn đầu quân cho Đông Ngô, mượn binh rửa hận, nhưng nay lại lạc mất đường, làm phiền tiểu thư chỉ giúp, tôi quyết không quên báo đáp!” Người phụ nữ chỉ cho con đường đi từ hướng Nam từ đó có thể sang được phía Đông. Tử Tư cảm tạ người phụ nữ này, rồi lên ngựa rời đi, khi đi được mấy bước, Tử Tư còn ngoảnh lại nói với người phụ nữ: “Nếu quân Sở có đuổi tới, nhất định đừng chỉ cho chúng đi về hướng này!” Người phụ nữ đáp lời: “Vâng!” Tử Tư hành lễ cảm tạ rồi lên ngựa đi, tới giữa đường, sợ nữ nhân đầu óc khó đoán, bèn quất ngựa quay lại nói: “Cảm tạ ơn đức sâu dày, tiểu thư đã không chỉ đường cho truy binh truy bắt ta, vậy nên ta xin được biết tính danh, để sau này dễ bề báo đáp?” Cô gái lúc này mới nói: “Thiếp là người họ Mã, vốn chưa có gia đình, cha mất sớm nên mẹ thiếp thủ tiết nuôi con, ngày ngày chỉ biết chăm chỉ trồng dâu dệt vải, lấy đó mà sống qua ngày, thiếp nay vì xót cho tướng quân có mối thù của anh và cha mình nên chỉ đường cho tướng quân khỏi bị lạc, thiếp vốn dĩ chẳng mong báo đáp, nay tướng quân đã đi rồi mà còn quay lại mấy lần, hay chăng là vì nghi ngờ tiểu thiếp chủ tâm bất định, sẽ chỉ đường cho truy binh truy đuổi tướng quân? Nếu quả là vậy thì thiếp nay xin nhảy xuống sông mà chết, chấm dứt nghi ngờ của tướng quân!” Nói xong, nàng ôm một tảng đá lớn nhảy xuống giữa dòng sông mà tuẫn tiết. (Hồi thứ 70 “Khưu Lượng bơi thuyền cứu Tử Tư, cô gái giặt vải ôm đá nhảy sông”).

2. Tử Tư không giết người phụ nữ giặt áo, người phụ nữ giặt áo lại vì ông mà chết

Ngũ Tử Tư vì cha anh mà báo thù, điều ấy có thể hiểu được nhưng không thể vì thế mà khiến vị ân nhân của mình phải nhảy xuống sông tuẫn tiết. Người phụ nữ giặt vải nếu như không nhảy xuống sông thì Ngũ Tử Tư cũng sẽ giết cô ấy, trong mắt ông ta lúc đó việc báo thù là quan trọng nhất, bản thân cũng vì vậy mà đã phải chịu rất nhiều ủy khuất. Như vậy người phụ nữ giặt vải vốn dĩ muốn cứu ông ấy trong tình huống này chẳng phải rất oan uổng sao?

Trong chúng ta, có rất nhiều người khi xem xét một vấn đề nào đó đều đứng trên cơ điểm bản thân mà đo lường đúng sai. Nếu có thiên lý thì tuyệt đối không phải như vậy. Những tội khác có thể tha thứ, nhưng nguyên do cái chết của người phụ nữ giặt vải thì không thể nói là không có liên quan đến Tử Tư. Đây có thể chính là nguyên nhân cái chết sau này của Tử Tư. Cái lý một mạng đền một mạng chính là thiên lý.

Ngày nay rất nhiều người làm việc không có tiết chế và ước thúc. Để đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn, theo thiên lý, nhất định đến một ngày người đó sẽ phải bồi thường cho những sai lầm của mình. Mạng của mình là tính mệnh của mình, mạng của người khác chẳng phải cũng vậy sao?

Dịch từ: http://edit.zhengjian.org/node/266461