Tam Tự Kinh – Đọc sách luận bút (3)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

養(1)不教(2) 父(3)之過(4)

教不嚴(5) 師(6)之惰(7)

子(8)不學 非(9)所宜(10)

幼(11)不學 老(12)何(13)為(14)

Bính âm

養(yǎng) 不(bú) 教(jiào), 父(fù) 之(zhī) 過(guò),

教(jiào) 不(bù) 嚴(yán), 師(shī) 之(zhī) 惰(duò)。

子(zǐ) 不(bù) 學(xué), 非(fēi) 所(suǒ) 宜(yí),

幼(yòu) 不(bù) 學(xué), 老(lǎo) 何(hé) 為(wéi)。

Chú âm

養(一ㄤˇ) 不(ㄅㄨˊ) 教(ㄐ一ㄠˋ),

父(ㄈㄨˋ) 之(ㄓ) 過(ㄍㄨㄛˋ),

教(ㄐ一ㄠˋ) 不(ㄅㄨˋ) 嚴(一ㄢˊ),

師(ㄕ) 之(ㄓ) 惰(ㄉㄨㄛˋ)。

子(ㄗˇ) 不(ㄅㄨˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ),

非(ㄈㄟ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 宜(一ˊ),

幼(一ㄡˋ) 不(ㄅㄨˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ),

老(ㄌㄠˇ) 何(ㄏㄜˊ) 為(ㄨㄟˊ)。

Âm Hán Việt

Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá,

Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa.

Tử bất học, Phi sở nghi,

Ấu bất học, Lão hà vi.

Tạm dịch:

Nuôi con mà không dạy, là lỗi của cha mẹ,

Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy thất trách.

Con trẻ không học tập, như thế là không nên,

Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì?

Từ vựng

(1)Dưỡng (養):nuôi dưỡng

(2)Giáo (教):dạy dỗ

(3)Phụ (父):cha; ở đây ý nói phụ mẫu 父母 (cha mẹ)

(4)Quá (過):lỗi

(5)Nghiêm (嚴):nghiêm

(6)Sư (師):thầy

(7)Đọa (惰):lười biếng, thất trách

(8)Tử (子):con trẻ

(9)Phi (非):không

(10) Nghi (宜):nên, phù hợp, thích đáng

(11)Ấu (幼):nhỏ, trẻ

(12)Lão (老):già

(13)Hà (何):[cái] gì

(14)Vi (為):làm

Diễn giải tham khảo

Bậc làm cha mẹ nếu như dưỡng dục con cái chỉ cung cấp cho chúng những nhu cầu vật chất mà không quản giáo tốt chúng, thì đây là lỗi lầm khi làm cha mẹ. Cũng một đạo lý như vậy, nếu giáo viên giáo đạo cho học sinh không nghiêm khắc đốc thúc, không nghiêm túc chỉ dạy, đấy cũng là làm thầy lười biếng, thất trách.

Thân làm con em, không học tập tốt là không nên, thuở thiếu thời không dụng tâm học tập, không minh bạch đạo lý làm người, cũng không có học thức phong phú để có thể đặt chân trong xã hội, chờ đến khi lớn tuổi, còn có thể làm gì?

Đọc sách luận bút

Tám câu thơ này không chỉ rõ ràng dễ hiểu, mà ở hai câu đầu “Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá” thì ai ai cũng biết, cho nên người Trung Quốc từ xưa đã minh bạch vai trò giáo dục và trách nhiệm trọng đại của cha mẹ, chỉ cung cấp vật chất để hưởng dụng, là hành vi vô trách nhiệm, con cái mà ngôn hành không đoan chính, là phải hỏi đến trách nhiệm người làm cha mẹ, cho nên ở đây khuyên nhủ bậc cha mẹ rất rõ ràng, là đang nhắc nhở cha mẹ, phải gánh vác được trách nhiệm giáo dục đức hạnh cho con cái.

Bởi vì bài học đầu tiên đề cập đến “Nhân chi sơ, Tính bản thiện”, “Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên” lấy mục đích bảo vệ bản tính thiện lương không thay đổi làm tôn chỉ giáo dục, cho nên về trách nhiệm làm cha mẹ, yêu cầu đầu tiên là giáo dục đức hạnh. Hơn nữa, khi Tam Tự Kinh nhắc tới vai trò người làm giáo dục, người đầu tiên được nhắc tới là cha mẹ, do vậy sau khi chỉ rõ ra tôn chỉ của giáo dục, đến bài thứ hai nhắc tới khuôn mẫu người mẹ là Mạnh mẫu và khuôn mẫu người cha là Đậu Yên Sơn, đều lấy việc không để con cái chịu ảnh hưởng của môi trường làm hư hỏng và dạy bảo con cái trọng nghĩa làm hạch tâm. Có thể thấy được trong nhận thức của cổ nhân đối giáo dục, nhân phẩm chính là điểm được chú trọng đầu tiên, mà giáo dục nhân phẩm lại là khởi đầu từ sự giáo dục của bậc làm cha mẹ ở gia đình.

Bởi vậy người xưa có các loại gia huấn, Nhật Bản gọi là đình huấn, truyền thừa đến ngày nay. Tại Tokugawa sau khi Mạc Phủ thống trị, Nhật Bản đã ngày càng chú trọng hơn đến giáo dục Nho gia Trung Quốc, gia giáo nghiêm ngặt, trường tư thục phổ biến khắp cả nước, bồi dưỡng trẻ em ngôn hành lễ nghi đoan chính, trường tiểu học hiện đại Nhật Bản, chính là bắt nguồn từ trường tư thục “Terakoya” thời Edo, bậc tiểu học trung học, không chỉ học tập thơ ca Hán văn, thậm chí còn học tập Luận Ngữ của Khổng Tử. Họ còn mở những môn học về gia đình, phải học tập nội trợ, may vá và quét dọn, để trẻ em biết cảm ân và biết cách đối đãi với người khác một cách cơ bản, có thể nói cách tưới nước, quét nhà, ứng đối thời hiện đại của họ là kế thừa từ trường tư thục cổ đại và giáo dục gia đình truyền thống. Đây chính là nguyên nhân căn bản mà giới công ty thương nghiệp Nhật Bản có luân lý nghề nghiệp, coi trọng thành tín, có thể đặt chân vững chắc trên thế giới ở thời hiện đại.

Tam Tự Kinh sở dĩ đi sâu vào lòng người chính là vì tôn chỉ cao minh, đồng thời chính nhân tâm, ngôn ngữ giản dị, lại sáng sủa trôi chảy, người người đều có thể đọc hiểu, không chỉ là khai sáng gợi mở tốt đẹp cho trẻ em, mà đối với cha mẹ cùng dân chúng thế giới cũng có tác dụng cảnh tỉnh và giáo đạo sâu sắc. Trung Quốc cổ đại vì sao có thể trở thành “lễ nghi chi bang” khiến cả thế giới kính ngưỡng và học tập? Có thể thấy chỉ với cuốn giáo trình khai sáng nho nhỏ này cũng đủ cho lòng người sáng tỏ.

Trong khóa học này, cha mẹ và giáo viên đều là nhà giáo dục, thế nhưng cha mẹ rất dễ dàng cưng chiều mà coi nhẹ đức dục, mà người chuyên trách giáo dục là người thầy thì lại có thể giáo đạo không nghiêm khắc, cũng là thất trách. Về mặt lý luận đối với khóa học căn bản này, người thầy và cha mẹ có thể sẽ có chỗ chú trọng bị thiên lệch, kỳ thật, kết hợp lại mới là yêu cầu toàn diện. Nói cho đúng, dù là cha mẹ hay người thầy cũng đều phải biết xem trọng giáo dục đạo đức, cũng đều phải nghiêm khắc dạy bảo, giống như mẹ của Mạnh Tử, chuyên chú kiên trì, không được giải đãi, nếu không, đều là vô trách nhiệm, đều sẽ bị xem là sai trái và lười biếng.

Như vậy, bước tiếp theo, đương nhiên sẽ phải khuyến bảo dẫn dắt cho con trẻ hiểu: Làm con, phải nghe lời cha mẹ và thầy cô, phải học tập cho tốt, đây là điều bậc làm con hoặc đệ tử phải làm, nếu không, khi già, không thành tựu được gì, sống uổng phí một đời.

Kỳ thật ba bài đầu của Tam Tự Kinh giảng chính là con người vì sao phải tiếp nhận giáo dục, gốc của giáo dục nằm ở đức, cha mẹ và thầy cô nhất định phải nghiêm khắc cẩn thận giáo đạo con trẻ cho tốt, chớ để con trẻ lạc mất bản tính thiện lương.

Sau khi Tam Tự Kinh giảng ra tôn chỉ của giáo dục và thái độ của hai nhà giáo dục, tiếp theo dạy cho con trẻ phải từng bước từng bước học tập thế nào. Bởi vậy có người nói, Tam Tự Kinh gần như có thể giúp người tự học thành tài, đưa ra phương hướng làm sao để thành một nhà Nho học lớn. Khó trách tại sao giáo dục các bậc đế vương cổ đại đều xem trọng quyển sách này.

Nếu muốn con cái thành người tài, có chí lớn, xin hãy bắt đầu học tập Tam Tự Kinh.

Câu chuyện Vũ Huấn mở trường

Vào đời nhà Thanh, ở huyện Đường Ấp tỉnh Sơn Đông, có một người hành khất tên là Vũ Thất. Ông đã đi ăn xin và làm thuê đủ nghề để dành dụm tiền mua đất xây trường học. Vì xây trường học thành công, người ta tặng ông cái tên là Huấn.

Cha của Vũ Huấn qua đời khi ông mới năm tuổi, cùng mẹ đi xin ăn, mặc dù sinh hoạt rất cực khổ, nhưng ông luôn gắn bó với mẹ mưu sinh sống qua ngày. Bất hạnh là ở chỗ, năm ông lên bảy tuổi, mẹ ông lại qua đời, cô đơn một mình, ông đành làm phụ việc linh tinh tứ xứ. Vũ Huấn không một chút nào bận lòng vì sinh hoạt khốn khổ, nhưng điều làm ông thấy khổ sở nhất chính là không được đến trường tư thục học chữ như những đứa trẻ khác.

Từ trong khốn khổ, Vũ Huấn nhận ra tính trọng yếu của việc đọc sách, bởi vì chính mình không biết chữ không đọc sách, không cách nào làm được việc lớn. Do đó ông quyết tâm phải làm trường nghĩa học (trường học miễn phí), để trẻ em nhà nghèo có thể đọc sách, không muốn người khác lại giống như mình, bởi vì không có tiền mà bỏ lỡ cơ hội học tập. Thế là ông ban ngày ăn xin, ban đêm xe sợi gai, sau ba bốn mươi năm nỗ lực, ngôi trường “Sùng Hiền Nghĩa Thục” của Vũ Huấn đã được thành lập, mang lại lợi ích cho nhiều học trò.

Vũ Huấn rất quan tâm đến việc học tập của học trò, đối với thầy giáo lại càng kính trọng. Nhưng khi gặp cảnh thầy dạy không nghiêm chỉnh hay học sinh không dụng tâm học tập, ông sẽ quỳ gối trước họ và cầu xin họ hãy tận tâm tận sức, cố gắng nỗ lực, vì vậy cả thầy lẫn trò đều rất cảm động, không dám giải đãi. Tinh thần hiếu học của Vũ Huấn gây cảm động rất nhiều người.

Kỳ thực, phẩm đức và học vấn tốt xấu thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời người, lúc trẻ không biết trân quý cơ hội đọc sách, không nắm chắc thời hoàng kim của sinh mệnh để tu dưỡng phẩm đức, thì sẽ hối tiếc lúc tuổi già. Tả Tông Đường, một nhà chính trị nổi tiếng sống vào đời nhà Thanh, có một thuộc cấp tên là Trương Diệu, người đã nhiều năm theo ông chinh chiến và giành được nhiều chiến công. Tả Tông Đường đã phong cho Trương Diệu một chức quan lớn trong triều đình. Tuy nhiên, Trương Diệu lại không biết đọc vì ông ấy không đi học khi còn trẻ. Triều đình không còn cách nào khác, buộc phải thu hồi chức quan của ông. Trương Diệu thập phần hối hận, quyết tâm học chữ lại từ đầu, ông mời thầy về dạy, ngày đêm đèn sách, tu thân dưỡng tính, cuối cùng đã học hành thành đạt và lại được triều đình trọng dụng.

Bài nhạc phủ Trường Ca Hành viết: “Bách xuyên Đông đáo hải, Hà thời phục Tây quy? Thiếu tráng bất nỗ lực, Lão đại đồ thương bi”. (Tạm dịch: Trăm sông theo hướng Đông đổ ra biển, Biết bao giờ về Tây? Tuổi trẻ không gắng sức, Khi già tiếc lắm thay!) Mỗi người đều nên học hành chăm chỉ khi còn nhỏ, minh bạch đạo lý xử thế khi làm người, tu dưỡng phẩm đức để tránh hối tiếc khi về già.

Câu chuyện này liên quan đến hai mặt trọng yếu là bản chất của giáo dục và hiểu biết chữ nghĩa, hạch tâm nằm ở chỗ quý trọng hiền đức, nhưng nếu không hiểu biết chữ nghĩa, không biết đọc viết, tính toán, thì dù có đức hạnh tốt đẹp, cũng không cách nào để đức hạnh của mình tạo phúc cho dân trong phạm vi lớn hơn, càng không cách nào truyền thừa văn hóa và lịch sử đời đời. Tối thiểu nhất, dù bạn có tâm làm việc vì bách tính, nhưng lại không cách nào viết được văn thư biểu đạt dân tình, xử lý công vụ truyền đạt lên trên, ra lệnh xuống dưới, thì đức hạnh không được thiện dụng. Do đó tài năng kỹ thuật là vì đức mà dụng, cũng là rất quan trọng, là có thể để cho đức khai hoa kết quả. Cả hai hợp lại cùng nhau, mới có thể thành tựu đại nghiệp.

Vũ Huấn mở trường học biết rõ lý này, cho nên lấy tên “Sùng Hiền Nghĩa Thục” (quý trọng hiền đức), đối với thầy giáo và học sinh đều thành tâm khuyên nhủ, lấy hành vi thực tế, chân chính thực hành tinh thần Tam Tự Kinh, để thầy giáo dụng tâm không lười biếng, để học sinh trân quý thời gian và cơ hội. Lòng trân quý trẻ em của ông, đã vượt qua ngàn ngàn vạn vạn người cha người mẹ ruột, cho họ được giáo dục sâu sắc, dù trong khốn khổ ông nhưng chưa từng oán trời trách người, trong nghịch cảnh giữ vững bản tính thiện lương, đem tiền tài mà phải cực khổ mới tồn trữ được, dùng vào việc tạo phúc cho xã hội, dù chưa đọc sách, nhưng đã phụng hành giáo hối của Nho học một cách hết sức thiết thực và thực hiện chí hướng của Nho sinh, ông chính là kiểu người mà Khổng Tử đã khẳng định, mặc dù không có đọc sách, nhưng lại có thể ‘vô sư tự thông’ (không thầy mà tự thông suốt) bản chất làm người, có thể gọi là người có học vấn.

Có thể thấy, người mà Khổng Tử nhận định là có học vấn, bản chất nằm ở chỗ hiểu và thực hành đạo nghĩa làm người. Vũ Huấn mặc dù không tiền không quyền, lại có thể vượt qua cảnh giới “cùng tắc độc thiện kỳ thân” (nghèo thì lo tốt cho bản thân mình), làm được điều không thể thực hiện, cũng đi “Kiêm tế thiên hạ” (cứu giúp người đời), có thể nào không khiến người ta nổi lòng tôn kính. Đây không phải là có học vấn sao? Chỉ có điều thật đáng tiếc, ông chưa biết chữ nghĩa, không cách nào đọc viết, không thể phát huy ánh sáng của phẩm đức lớn hơn nữa, nhưng phẩm đức vĩnh viễn là bản chất và hạch tâm của học vấn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/245298