Có cạnh tranh mới có tiến bộ?

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan

[ChanhKien.org]

Rất nhiều người cho rằng sự tiến bộ của loài người là do cạnh tranh với nhau mà đạt được, nên trong ý thức của họ có một loại tâm thái sẵn sàng cạnh tranh với người khác, coi cạnh tranh là chuyện bình thường, như thể hành vi cạnh tranh có thể khiến cho loài người tiến bộ. Thế nhưng trên thực tế, có thực là chỉ có cạnh tranh mới mang đến sự tiến bộ cho loài người không? Tiến bộ do cạnh tranh mang lại có thể thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người không? Tôi nghĩ đây là điểm đáng để chúng ta đặt dấu chấm hỏi.

Từ thời cổ đại đã có một số phát minh giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn: Thái Luân tạo ra giấy, khiến con người trao đổi thông tin thuận tiện hơn; Trương Hoành tạo ra máy trắc lượng thiên thể và máy đo địa chấn, giúp con người quan sát sự chuyển động của các thiên thể và thảm họa thiên nhiên; Tất Thăng phát minh ra cách in tô-pi khiến công việc in ấn trở nên nhanh hơn; Nobel đã phát minh ra chất nổ, làm giảm đáng kể tính nguy hiểm trong công việc của các công nhân vận chuyển nitroglycerin… Tâm thái của những nhà phát minh này là gì? Suy nghĩ kỹ càng một chút thì chúng ta sẽ hiểu rằng, tất cả những phát minh thực sự có thể tạo ra đột phá trong cuộc sống con người đều là nhờ nghĩ làm sao để làm lợi cho cuộc sống của người khác, đều đến từ một tâm lý vô tư vị tha, chứ chưa bao giờ đến từ việc tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Không phải nhờ vào cạnh tranh mà người ta mới đạt được những tiến bộ vĩ đại này, mà là nhờ một loại tâm thái vị tha, vô tư vô ngã (cũng chính là tâm thái phù hợp với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ), như thế mới có thể thực sự mang lại sự tiến bộ cho cuộc sống của nhân loại.

Bên cạnh đó, liệu cạnh tranh có thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người? Trên thực tế, bản thân cạnh tranh là một loại tâm lý vị tư vị kỷ, nó là một loại chấp trước, một loại dục vọng, bản thân loại tâm lý này không phù hợp với đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ có một số người có dụng ý riêng, vì danh lợi của bản thân mà tranh đấu với người khác, lợi dụng đủ loại thủ đoạn khác nhau để thổi phồng loại ý thức cạnh tranh này thành cao thượng và chính đáng. Ví dụ rõ ràng nhất là thuyết tiến hóa của Darwin: “Chọn lọc tự nhiên, kẻ thích nghi thì sinh tồn”. Câu nói này đã xem cạnh tranh là bản chất của sinh vật mất rồi. Có rất nhiều người cũng vì đồng ý với thuyết tiến hóa nên mới lầm tưởng rằng cạnh tranh là bản chất của con người, lại thêm các nội dung từ truyền thông, truyện tranh, tiểu thuyết, trích dẫn lời danh nhân,… có tác dụng giống như thêm dầu vào lửa, kết quả dẫn đến hiện nay có rất nhiều người đều tin vào điểm này. Thế nhưng, cạnh tranh lại không thể nào nâng cao chất lượng cuộc sống của con người “một cách toàn diện”, cũng không thể nào làm cho cuộc sống của con người yên bình và thoải mái hơn, bởi vì cạnh tranh là thứ kích thích dục vọng và củng cố tâm lý tự tư của con người. Nó không thể khiến tâm của người ta trở nên an định và thanh tịnh, mà ngược lại nó sẽ làm cho cuộc sống của con người biến thành căng thẳng, bận rộn và hỗn loạn bất an. Cạnh tranh lẫn nhau còn khiến con người không ngừng tích tụ nghiệp lực, đánh mất bản tính mà không hề hay biết.

Sư phụ giảng:

“Những ai khó ngộ trong thế gian hỗn độn, sống vì tiền bạc, chết vì quyền thế, vui buồn chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi, nhọc nhằn tranh đấu, suốt đời tạo nghiệp.”

“Nghiệp lớn đến mức bao kín thân họ, phong bế trí của họ, bản tính không còn.”

(Tinh Tấn Yếu Chỉ – Ngộ)

Nếu con người cứ tiếp tục sống với tâm lý “Đấu với trời, thật sướng vô cùng; đấu với đất, thật sướng vô cùng; đấu với người, thật sướng vô cùng” thì bản tính thuần chân, thiện lương của con người sẽ vĩnh viễn bị những truy cầu dục vọng và tư tưởng thiên lệch làm mờ mắt, vĩnh viễn không có ngày thanh tỉnh minh mạch.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/11236