Dịch đạo và ngũ hành (1): Căn nguyên của ngũ hành và khái niệm về ngũ hành

Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Đạo trong Kinh Dịch và thuyết Ngũ hành là bộ phận quan trọng tổ thành văn hóa truyền thống, nó bao gồm rất nhiều nội dung, nó có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các phương diện của văn hóa truyền thống. Trong các triều đại lịch sử luôn có một số lượng lớn các học giả, văn nhân và những người xuất gia tu luyện dốc tâm nghiên cứu, cũng đã truyền lại cho hậu thế một số lượng lớn trước tác. Đặc biệt trong các môn khoa học như y học cổ truyền, thiên văn, địa lý, thuật số dự đoán,… đều có những luận thuật hệ thống và hoàn chỉnh (về Dịch đạo và Ngũ hành). Sau đây, tác giả sẽ giới thiệu khái lược kiến ​​thức cơ bản về Ngũ hành và Dịch đạo từ các góc độ khác nhau. Trong bài viết có rất nhiều quan điểm là sở ngộ của cá nhân người viết, cũng có một số quan điểm khác biệt với nhận thức của cổ nhân. Bài viết này được chia thành chín phần, bao gồm: (1) Căn nguyên của Ngũ hành; (2) Khái niệm Ngũ hành; (3) Số của Ngũ hành; (4) Ngũ hành tương sinh tương khắc; (5) Hình thức tồn tại và phương thức ký hiệu Ngũ hành; (6) Quan hệ giữa Ngũ hành và Bát quái; (7) Hình thức triển hiện của Dịch đạo; (8) Quẻ dịch và thiên tượng; (9) Ra khỏi Ngũ hành

1. Căn nguyên của Ngũ hành

Nói đến Ngũ hành, thế nhân còn gọi là âm dương Ngũ hành, nhưng nghiêm khắc mà nói, trong nguyên lý thái cực của Đạo gia, nội hàm của âm dương và Ngũ hành là có sự khác biệt, hơn nữa tầng thứ tồn tại và những gì chúng quán xuyến cũng khác nhau. Trong nguyên lý Thái cực, lý âm dương quán xuyến từ đầu đến cuối, từ cao nhất đến thấp nhất, có nội hàm khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, tinh thâm huyền áo, không gì không bao hàm, là lý tối căn bản của Đạo gia, vậy nên trong “Kinh Dịch” viết: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (một âm một dương gọi là đạo). Đạo gia giảng về đạo, thực ra chính là đang giảng về âm dương. Đồ hình Thái cực mà chúng ta nhìn thấy cũng là kết cấu một âm một dương. Mà lý luận Ngũ hành chỉ là lý của tầng thứ thấp nhất trong nguyên lý Thái cực, bởi vì lý nó cũng được quán xuyến bên trong lý âm dương, vậy nên gọi là âm dương Ngũ hành cũng khả dĩ. Sau đây, chúng ta sẽ giảng giải một cách đơn giản về những điều này.

Trong nguyên lý Thái cực, lý luận cơ bản về sự sản sinh ra vũ trụ chính là “Vô cực sinh Thái cực”. Cái gọi là “Vô cực” cũng được gọi là “vô”, cũng được gọi là “Đạo”, Vô cực là tồn tại tiên thiên. “Sinh” chính là sản sinh, sáng tạo. “Thái cực” chính là “hữu”, chính là “âm dương”, là chỉ thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật bên trong, Thái cực chính là tồn tại hậu thiên. Chữ “vô” trong Vô cực, còn có hàm nghĩa là “ngô” (ta, chúng ta), “ngộ”, “ngũ”, “vật” (trong tiếng Hán phát âm gần giống nhau, wu); chữ “cực” chính là âm dương, còn có hàm nghĩa là cực đoan, cực hạn, chí cực, tối chung (cuối cùng). Vậy cũng nói, “Vô cực” chính là “cực của ngô”, “cực của ngộ”, “cực của ngũ” và “cực của vật” (ngũ và vật ở đây có hàm nghĩa khác nhau, cùng một thế giới, nhưng từ Đạo gia mà nhìn thì là Ngũ hành, từ Phật gia mà nhìn chính là tứ đại: đất, nước, lửa, gió,…). Hàm nghĩa cụ thể của nó là: đối với chúng sinh vạn vật bên trong Thái cực mà nói, “Vô cực” chính là thể hiện tối cao của bản thân ta (ngô), là thể hiện tối cao của trí huệ (ngộ), là thể hiện tối cao của Ngũ hành (ngũ), cũng là thể hiện tối cao của vật chất (vật). Nhưng từ vô cực mà xét, chúng sinh vạn vật bên trong thái cực đều là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của bản thân ta (ngô), là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của trí huệ (ngộ), là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của ngũ hành (ngũ), cũng là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của vật chất (vật). Mà lý “Vô cực sinh Thái cực” có thể áp dụng tại bất kỳ phạm vi vũ trụ nào. Vậy cũng nói, trong bất kỳ tầng thứ vũ trụ nào, đối với chúng sinh vạn vật bên trong đó mà nói, thì nguyên lý sản sinh của vũ trụ đều là Vô cực sinh Thái cực, vậy thì Vô cực mà những sinh mệnh trong các tầng thứ khác nhau nhận thức được, đều không phải là Vô cực tối chung cuối cùng, đứng tại sinh mệnh tầng cao hơn mà nhìn (thì Vô cực mà sinh mệnh tầng thấp hơn nhận thức được) cũng đều là thái cực. Chỉ có Vô cực tối chung mới là tối căn bản của vũ trụ hồng đại này, đó chính là bản thân Đại Đạo, nếu như dùng khái niệm của Phật gia mà nói, đó chính là bản thân Đại Pháp, cách gọi tại thế gian chính là Sáng Thế Chủ. Vậy thì Ngũ hành mà ngày hôm nay chúng ta cần luận tới cũng chính là một trong số những thể hiện và nội hàm của Đại Đạo, cũng chính là triển hiện như ý của trí huệ của Sáng Thế Chủ, đó chính là tối căn nguyên của ngũ hành – là “cực” của “ngũ”. Đồng thời, trong cảnh giới của Ngũ hành, cũng là phù hợp với lý “Vô cực sinh Thái cực”, sau đây chúng ta sẽ nói tiếp một chút về khái niệm Ngũ hành.

2. Khái niệm ngũ hành

Khái niệm Ngũ hành có hai phương diện nội dung. Thứ nhất, “Ngũ hành” là một danh từ cố định, hai chữ này không thể tách ra mà nói, Ngũ hành là nhân tố vật chất cấu thành nên thời không vạn vật trong vũ trụ này của chúng ta. Trong văn hóa truyền thống, giải thích chữ “ngũ” (Hán tự) chính là chuyên chỉ “Ngũ hành”, vậy nên ta nói, “Ngũ hành” trước hết là một khái niệm chỉnh thể. Cũng chính là nói, lạp tử vật chất vi quan nhất, nguyên thủy nhất, cơ bản nhất cấu thành hết thảy chúng sinh vạn vật bên trong thời gian và không gian được bao hàm trong vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống, chính là Ngũ hành (ngũ). Mà trong văn hóa truyền thống, hình thức tồn tại của Ngũ hành tại cảnh giới này, được gọi là “tiên thiên nhất khí” (先天一炁), hay “nguyên khí” (元炁) – khí nguyên thủy (氣). “Nguyên khí” này chính là trạng thái tiên thiên của Ngũ hành, cũng tương tự như trạng thái “Vô cực”, cho nên nó vô hình vô tướng, phi âm phi dương, nó cũng là khởi nguồn của Ngũ hành hậu thiên (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Chữ “khí” (炁) này đồng âm “qì” với chữ “khí” (氣), nó được cấu thành từ hai bộ: bộ ký (旡) và bộ hỏa (灬/火). Chữ ký (旡) đồng âm “jì” với chữ ký (既- đã, hết, rồi), chữ hỏa (火) đại biểu cho năng lượng. Ký (旡) thông âm với ký (既), mà ký (既) cũng như “cực” (極) đều đại biểu cho kết cục. Vật chất cấu thành ở tầng thấp nhất, cuối cùng, tối hậu của vũ trụ này chính là Ngũ hành. Trong văn hóa truyền thống, ngũ hành của cảnh giới này vẫn còn một tên gọi khác, chính là “tự nhiên”.

Thứ hai, Ngũ hành có năm loại hình thức vật chất, lần lượt là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm loại hình thức vật chất này có thể nói là năm loại trạng thái tinh thần của Ngũ hành, bởi vì vật chất và tinh thần là nhất tính, là đồng thời tồn tại, vậy nên cả hai cách nói này đều khả dĩ.

Năm loại hình thức vật chất của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều là thể hiện cực đoan (ra đến cực điểm) của Ngũ hành. Vậy nên trong kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì kết cấu vi quan của mỗi nhân tố bên trong đều lần lượt bao hàm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tại không gian bề mặt chỉ là đặc trưng của một phương diện nào đó của ngũ hành được biểu hiện ra đến cực điểm, vậy nên hình thức tồn tại của chúng sinh vạn vật và đặc trưng của sinh mệnh trong thế gian con người cũng đều là cực đoan, không viên dung.

Trong “Kinh Dịch – Hệ từ thượng” viết: “Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí” (Đạo là vô hình, gọi là hình nhi thượng; vật dụng khí cụ là thứ hữu hình, gọi là hình nhi hạ). Trạng thái nguyên thủy kia của ngũ hành, cũng là trạng thái “tự nhiên” của khí tiên thiên của nó, chính là trạng thái phù hợp với đạo nhất, cũng là trạng thái viên mãn vô lậu, nó chính là biểu hiện chân thực nhất của Đại Đạo tại cảnh giới này. Biểu hiện cực đoan của khí tiên thiên tại không gian xã hội nhân loại lần lượt là các khí ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cổ nhân cho rằng, khí ngũ hành tụ lại thành hình, tản ra thành khí (氣), hết thảy chúng sinh vạn vật có hình có tướng đều gọi là khí (器-khí cụ, bộ phận), khí (器) chính là “hiện tượng” của ngũ hành, cũng gọi là “hiện tượng tự nhiên” – là hình tượng do “tự nhiên” triển hiện. Khí (器) và khí (氣) đồng âm, cho nên khí (器) chính là khí (氣), hết thảy tồn tại của thế gian đều là khí (氣). Tranh tranh đấu đấu của con người trên thế gian, truy danh cầu lợi, nói thẳng ra cũng chẳng qua là để tranh lấy cái khẩu khí (氣).

Trong nguyên lý Thái cực, chỉ cần có so sánh, có bất đồng, thì chính là có hình tượng, có âm dương. Vậy nên mọi chúng sinh vạn vật do Ngũ hành cấu thành đều là có thân thể, có tinh thần, có âm có dương, đối với con người mà nói, chính là có nam có nữ.

Hiện nay có không ít người tồn tại một loại sai lầm về mặt tư duy trong nhận thức về Ngũ hành. Ví như, có người cho rằng cách phân loại ngũ hành là không khoa học: Nói về “mộc”, bàn ghế của chúng ta làm từ gỗ, hẳn là thuộc hành mộc, mà trung y cho rằng gan, mật của thân thể người cũng là thuộc hành mộc, nhưng hai cái này cơ bản không phải cùng một loại vật chất, thuộc tính của chúng sao có thể giống nhau được? Họ cảm thấy không dễ lý giải. Thực chất, loại phương thức tư duy này chỉ là phương thức tư duy mà khoa học hiện đại nhận thức thế giới, là đi theo quá trình nhận thức từ hiện tượng bề mặt đến bản chất tầng sâu. Thế nhưng vì phương thức tư duy của con người đều là cực đoan (thấp nhất), mà tất cả hiện tượng vật chất của không gian này cũng đều là biểu hiện cực đoan của ngũ hành, vậy nên khoa học hiện đại cũng chỉ có thể cho ra những kết luận cực đoan. Nếu muốn nhận thức được bản chất, vậy cần phải chuyển biến quan niệm, không thể lấy phương thức tư duy giống như học tập khoa học hiện đại để đối đãi.

Chúng ta nói về “mộc” trong kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, xét hiện tượng vật chất bề mặt, thì cái khí “mộc” này thuộc về hình thức tồn tại trong vi quan, khi cần biểu hiện ra tại không gian vật chất này của chúng ta, nó có thể biểu hiện như ý một cách cực đoan thành bất kỳ hình tượng nào, ví như biểu hiện thành đủ dạng đủ loại hoa cỏ cây cối, hoa màu rau ăn, cho đến thực vật dưới nước,… còn nếu biểu hiện ra trong thân thể người thì chính là gan, mật và tóc,… Ngoài đó ra, mộc khí còn có thể biểu hiện thành màu sắc, hương vị, âm luật, tính tình cho đến thời gian và phương vị của thời không, tiết mùa,… thậm chí mỗi chữ Hán cũng đều quy về Ngũ hành nào đó, nếu dùng phương thức tư duy của nghiên cứu khoa học hiện đại mà xét, những đạo lý này đều là bất khả tư nghị.

Trong “Đạo đức kinh” có câu: “thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”. Nếu đặt câu này vào trong Ngũ hành để lý giải thì: “hữu” chính là chỉ khí (氣) của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; “vô” chính là “ngũ”, chính là chỉ “nguyên khí”, cũng chính là khí tiên thiên, là khí nguyên thủy. Trong tiếng Hán, chữ “vô” thông âm với chữ “ngũ”, “vô” hoàn toàn không phải là “không có gì cả”. Rất nhiều người nhận thức câu nói này thành huyền học (các môn nghiên cứu về khoa học huyền bí), vậy nên càng lý giải càng huyền hoặc, thực ra tất cả các kinh điển của Đạo gia đều là đang giảng đạo lý, đạo lý gì? Đạo gia là tu Chân, toàn bộ đạo lý ở đây chính là tu Chân, Đạo lý thường được nói đến ấy, chính là Chân lý, chính là cái lý thực tại khách quan nhất trong vũ trụ trời đất, không có bất kỳ thành phần hư giả huyền hoặc nào, mà còn đòi hỏi phải nghiêm cẩn và chính xác hơn so với khoa học hiện đại, hơn nữa là viên mãn vô lậu. Điều mà chúng ta học tập và lý giải đối với lý luận ngũ hành cũng là cái lý này. Những thứ cố làm ra vẻ huyền bí nhưng không có nội hàm thực chất kia mới là “huyền học”, đây đều là những thứ do người thường làm ra, tại cảnh giới cao không có đối ứng thực chất.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262181