Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy”

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa] “Ngoại cường trung càn”, tỉ dụ bề ngoài thoạt nhìn rất cường đại, kỳ thực bên trong rất suy yếu.

[Cận nghĩa / phản nghĩa] “Sắc lệ nội nhẫm”, “ngoại cương nội nhu” / “đại dũng nhược khiếp đại trí nhược ngu”

Thành ngữ này xuất xứ từ “Tả truyện • Hi công thập ngũ niên”. Năm 645 TCN, nước Tần cử đại binh tấn công nước Tấn, quân đội hai nước Tần Tấn quyết chiến tại Hàn Thành. Ngựa trắng kéo chiến xa của Tấn Huệ Công không nghe theo chỉ huy, khiến chiến xa nghiêng đổ vào hào rãnh, Tấn Huệ Công bị thương, bị Tần bắt làm tù binh.

Vì sao trong trận đánh lớn mà lại thua vì con ngựa? Nguyên nhân là Tấn Huệ Công phạm sai lầm: trước khi đánh trận, Tấn Huệ Công lệnh cho người thắng ngựa trắng của nước Trịnh vào chiến xa của ông, loại ngựa chiến thể hình cao to, tỏ ra đặc biệt mạnh mẽ. Đại thần nước Tấn là Khánh Trịnh nhìn ra tình huống này, bèn nói với Tấn Huệ Công: “Thời cổ đánh trận, đều dùng ngựa chiến bản địa, bởi vì ngựa chiến bản địa quen với thực địa nơi ấy, lại được thông qua huấn luyện, vì vậy sẽ nghe theo mệnh lệnh của chủ nhân. Ngài nên dùng ngựa của nước Tấn, chớ nên dùng ngựa của nước Trịnh.”

Tấn Huệ Công nghe xong, không cho đây là việc đương nhiên, liền cười rồi nói: “Ngựa nước Trịnh, bề ngoài cường tráng mạnh mẽ, so với ngựa nước Tấn thì mạnh hơn nhiều, tại sao lại muốn dùng ngựa nước Tấn chứ?”

Khánh Trịnh nói: “Ngựa Trịnh tuy rằng bên ngoài cường tráng, nhưng có thể nói là ngoài mạnh trong yếu, nếu mà đánh trận ở đây, ngựa bị căng thẳng, sẽ mất đi trạng thái bình thường, mà trở nên không nghe chỉ huy, đá loạn kêu loạn. Đến lúc đó, sợ rằng đại vương ngài sẽ phải hối hận mất!” Tấn Huệ Công vẫn đang không nghe Khánh Trịnh khuyến cáo, khăng khăng sử dụng ngựa nước Trịnh để kéo xe, để rồi thất bại hoàn toàn.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/116400