Cổ phong du du: Giúp đỡ người khác là giúp chính mình

Tác giả: Minh Thời

[ChanhKien.org]

Vào những năm đầu Thành Hoá thời nhà Minh Trung Quốc, ở sở Cao Bưu Vệ có một vị họ Trương làm chức Bách Hộ (tên một chức quan) quản việc vận chuyển đường thủy. Một hôm vị này ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, đi xử lý một số chuyện công vụ.

Thuyền của Trương Bách Hộ khi đang đi trên hồ thì bỗng gặp phải một trận gió lớn khiến nó bị lật. Sau khi thoát được lên bờ, Trương Bách Hộ liền đi bộ dọc theo bờ hồ. Từ xa, Trương Bách Hộ nhìn thấy một chiếc thuyền khác đang bị lật qua lật lại trên mặt nước, có người đang kêu cứu. Nhưng vì sương mù dày đặc nên ông không nhìn ra được người đó là ai. Trương Bách Hộ thương cảm cho người đó nên bèn gọi ngư dân ở chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang đậu gần đó đến cứu. Nhưng người ngư dân này đã từ chối.

Trương Bách Hộ liền lấy ra mười lượng bạc trắng đưa cho người này, khi đó người này mới chịu cứu người đang gặp nạn kia. Sau khi cứu người đó lên bờ, Trương Bách Hộ mới nhận ra đây chính là con trai của mình, người con trai vì neo thuyền đợi cha, gặp phải trận gió lớn khiến thuyền bị lật, đã bị nhấn chìm trong nước nửa ngày trời. Khi được cứu lên, người con trai đã đang trong tình trạng hấp hối, chỉ chậm trễ thêm chút nữa chắc có lẽ sẽ bị chôn trong bụng cá mất rồi.

Trương Bách Hộ cứu người trong lúc nguy nan, thật trùng hợp đó lại chính là con trai của mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp chính mình, xem ra điều này thật sự là điều chân thực không hư giả.

Con người trong xã hội hiện đại, thường cho rằng, ở vị trí nào thì nên nói những lời đó. Bản thân mình có học lực, có bản sự tự giải quyết hết thảy khó khăn của chính mình, không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà đối với những người đáng thương, không có khả năng, đi khắp nơi cầu xin người khác thì họ lại không hề có tâm thương tiếc. Họ nói rằng: vì sao tôi phải đi giúp đỡ người khác? Kỳ thực, giúp người khác, cũng đồng nghĩa gieo xuống hạt giống thiện lành, truyền đi sợi dây lương thiện, bản thân mình sẽ được thụ ích.

(Nguồn: “Song Hòe Tuế Sao”)

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/node/137480