Thành ngữ điển cố: “Cưỡng từ đoạt lý”

Đường Liên chỉnh lý

[Chanhkien.org]

Giải nghĩa: Ý là cãi chày cãi cối không cần lý lẽ. Ví dụ ngụy biện một cách áp đặt, nhưng vô lý nói cứng để thành có lý.

Câu ví dụ: Thời buổi giờ sự thực thắng hùng biện, anh cũng không cần cưỡng từ đoạt lý, kiếm cớ ầm ĩ đâu.

Câu gần nghĩa: Hồ thuyết bát đạo, man bất giảng lý

Câu phản nghĩa: Lý trực khí tráng, bất ngôn nhi dụ.

Thành ngữ này xuất xứ từ “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung đời Minh. Cao Dương Ứng là đại phu nước Tống thời Chiến quốc. Ông ta rất thích cùng người khác biện luận. Không cần biết có lý hay không, đều phải cãi chày cãi cối một phen. Có lúc người khác có lý, nhưng ngoài miệng nói không lại ông ta, không thể làm gì khác hơn là nhận thua.

Có một lần, Cao Dương Ứng phải xây một căn phòng. Một vị thợ mộc có kinh nghiệm, nhìn vật liệu xây phòng xong nói với Cao Dương Ứng: “Dùng gỗ ẩm như này mà làm, không lâu sau sẽ sinh ra nứt vỡ. Gỗ nứt vỡ, sẽ không chống đỡ được căn phòng, tương lai phòng sẽ sập. Chi bằng đợi hong gió cho khô gỗ rồi hãy thi công.”

Cao Dương Ứng lại phản bác: “Hoàn toàn ngược lại, dùng gỗ ướt mà làm trụ chống, phòng ốc không chỉ không sập, ngược lại sẽ càng kiên cố. Ngươi xem, gỗ càng khô càng chắc, càng khô lại càng nhẹ. Hiện giờ là lúc gỗ còn ẩm, mà vẫn chống đỡ tốt được mái nhà, qua một thời gian, gạch ngói khô đi, áp lực giảm bớt, gỗ hong gió khô rồi, thì chẳng phải càng chống được sao? Làm sao sập được đây?”

Người thợ mộc bị Cao Dương Ứng bắt bẻ như thế, không biết nói sao, cũng không thể làm gì khác hơn là theo ý kiến của ông ta mà làm, quả thực phòng ốc rất nhanh xây cất xong. Chẳng bao lâu, không ngoài dự tính của người thợ mộc, căn phòng quả nhiên bị sập.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/119217