Nội hàm chân chính của toán thuật thời cổ đại

Tác giả: Quy Chân

 

[ChanhKien.org] Chúng ta biết khoa học hôm nay có toán học, cũng có người gọi là toán thuật, tuy nhiên toán thuật này có nội hàm hoàn toàn khác xa với toán thuật thời cổ đại. Toán thuật thời cổ đại không chỉ có cách tính tương tự như số Pi của Tổ Xung Chi mà còn bao hàm một số thứ thuật loại. Mà những gì về thuật loại lại vô cùng phức tạp, trong đó còn có nội hàm pháp thuật, thậm chí còn có thể tính ra được sinh tử. Bói toán kỳ thực cũng bao gồm trong đó.

Chân Huyền Thố đời Hán tinh thông toán thuật, ông là một người sống vào thời Hán Thành Đế. Một lần, Chân Huyền Thố tính toán được thọ mệnh của ông là 73 tuổi, ứng vào giờ Thân (từ 15-17 giờ) ngày 25 tháng giêng năm đầu tiên của niên hiệu Tuy Hòa (năm thứ 9-7 TCN), ông bèn ghi lại ngày này vào vách tường trong phòng. Đến ngày 24 tháng giêng năm đầu tiên của niên hiệu Tuy Hòa, Chân Huyền Thố chết trước một ngày. Trước khi chết, vợ ông nói với ông rằng: “Năm xưa, khi ông tính toán thời điểm ngày giờ ông sẽ ra đi, tôi nhìn thấy ông rút nhiều hơn một thẻ. Lúc đó tôi còn cho rằng ông cố ý làm như vậy là để tìm biện pháp thoát chết. Vì vậy tôi không nói với ông. Bây giờ, quả nhiên tử kỳ của ông đến sớm hơn một ngày”. Chân Huyền Thố liền trả lời rằng: “Trên núi Bắc Mang có một ngôi mộ, bên cạnh ngôi mộ đó có mọc một cây gỗ thu. Cách đó không xa khoảng 4 trượng (khoảng hơn 13m) phía tây cây gỗ thu, đào sâu xuống 7 thước (khoảng 2m4), sau khi tôi chết bà hãy an táng tôi tại đó”. Sau khi Chân Huyền Thố chết, người nhà theo di ngôn của ông mà đào, khi đào đến 7 thước liền phát hiện một cỗ quan tài trống không, liền an táng ông trong cỗ quan tài đó.

Vợ của ông cũng biết thuật bói toán, chứng tỏ rằng thuật bói toán là có thể học tập. Chỉ là bình thường sẽ không tùy tiện truyền cho người khác mà thôi.

Nguồn: Tây Kinh tạp ký

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258296