Phát hiện 139 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

[ChanhKien.org]

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện 139 hành tinh mà trước nay chưa từng xuất hiện. Chúng đều là những hành tinh rất nhỏ, chuyển động quanh Mặt Trời ở quỹ đạo xa hơn sao Hải Vương.

Trước đây các nhà khoa học từng xác định rằng hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời là sao Hải Vương, cho đến tận năm 1930 họ mới phát hiện ra sao Diêm Vương là hành tinh đầu tiên nằm ngoài sao Hải Vương. Các nhà khoa học gọi tất cả các thiên thể ở xa hơn sao Hải Vương là các thiên thể nằm ngoài sao Hải Vương (Trans-Neptunian object, TNO), đó là thuật ngữ để chỉ bất kỳ tiểu hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có khoảng cách quỹ đạo bình quân xa hơn sao Hải Vương.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra tổng cộng khoảng 3.000 thiên thể ngoài sao Hải Vương, vì số lượng các thiên thể mới được khám phá ra trong nghiên cứu này tương đương với 5% trong tổng số thiên thế mới được phát hiện ra, đây là con số rất đáng chú ý.

Số liệu quan trắc của Nhóm nghiên cứu thuộc dự án khảo sát năng lượng tối (DES) từ năm 2013 đến năm 2017 đã phát hiện ra những thiên thể này. Mục tiêu của dự án này là nghiên cứu năng lượng tối, mặc dù các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy năng lượng tối, nhưng họ đã thu được những kết quả bất ngờ này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng cách của các hành tinh mới được phát hiện này tới Mặt Trời gấp 30 đến 90 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời.

Nghiên cứu này gần đây đã được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn (Astrophysical Journal Supplement Series,ApJS)

(Đại Kỷ Nguyên)

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257945