Tu luyện tốt mới có thể viết ra bài văn hay

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

 

[ChanhKien.org]

Là một người tu luyện lấy việc viết văn để chứng thực Đại Pháp, tôi luôn nghĩ làm thế nào mới có thể viết ra một bài viết hay? Trong suốt một thời gian dài, tôi đã chọn tham khảo  kinh nghiệm viết văn của người thường để cố gắng đề cao trình độ văn chương của mình, nhất là tính nghệ thuật của bài viết, nghĩa là tôi coi trọng sự cải thiện hình thức chứ không phải là nội hàm của bài viết. Ngày hôm qua, khi đồng tu yêu cầu tôi viết một bài với chủ đề “Tu luyện tốt mới có thể viết ra bài văn hay”, tôi chợt bừng tỉnh, thấy con đường viết văn của bản thân đã méo mó rồi, chệch xa khỏi phương hướng tu luyện của Đại Pháp. Sư phụ từ bi đã mượn lời của đồng tu để điểm hóa cho tôi, giúp tôi kịp thời quy chính.

Tôi bắt đầu nhớ lại trạng thái khi đọc những bài viết trên Minh Huệ và Chánh Kiến, nhớ lại những bài viết hay khiến tôi muốn đọc hoài không thôi, tâm hồn như dung nhập trong sự từ bi, cảm động khi được gột rửa, được tịnh hóa. Lúc đó năng lượng từ bi tràn ngập khắp cơ thể tôi, có lúc vừa đọc vừa rơi nước mắt. Thông thường, tôi sẽ lưu những bài viết như vậy về đọc dần, mỗi lần đọc là một lần tâm hồn được tẩy tịnh. Một số bài còn là do các đồng tu mới học hết trung học hoặc tiểu học viết ra, có những người thậm chí còn chưa biết viết chữ (họ đều nhờ đồng tu khác viết hộ). Kỹ năng và kinh nghiệm viết bài của họ là gì đây? Tôi biết rằng, cảnh giới giúp đề cao trình độ của tác phẩm, mà cảnh giới chính là công phu tu luyện vững chắc kiên cố.

Những Pháp lý trong bài chia sẻ rất rõ ràng, không ngừng có những thể ngộ Pháp lý mới khiến người ta như chợt giác ngộ, cũng phần nhiều là xuất phát từ việc học Pháp tốt, tu luyện tinh tấn của đồng tu.

Trong tu luyện hết thảy đều là siêu thường, viết bài cũng như vậy, dùng kỹ năng của người thường làm sao có thể viết ra một bài viết hay trong tu luyện, viết ra một bài viết thần thánh đây? Bởi vì một bài viết hay chính là như một viên kim cương được Đại Pháp dung luyện ra.

Con xin cảm tạ Sư phụ, xin cảm tạ các bạn đồng tu! 

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259034