Thể ngộ về “Chân” khi vẽ chân dung của Sư phụ

Tác giả: Mạnh Viên

Ảnh: trích từ “Loạt truyện tranh về Giang Trạch Dân”, chương 6: “Cuộc bức hại”, mục 6: “Thế giới đang tập trung vào cuộc đàn áp”

 

[ChanhKien.org] Khi độc giả nhìn thấy bức vẽ này trong hàng ngàn bức ảnh của “Loạt truyện tranh về Giang Trạch Dân”, tất cả đều thốt lên: “Trời ơi, giống hệt như thật, đây có phải là ảnh chụp Sư phụ Lý Hồng Chí không?”. Tôi đáp: “ Không phải đâu, từng nét đều được vẽ bằng tay đó”. Ngoài ra còn có một câu chuyện ly kỳ đằng sau nó.

Nhân vật trong bức tranh là Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Nội dung của bức tranh này trong truyện là vào thời điểm Ngài nhìn thấy đệ tử của Ngài đối mặt với áp lực to lớn bị ĐCSTQ đàn áp nhưng tâm vẫn kiên định tuân theo nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Tuy nhiên, như Sư phụ đã nói trong Giảng Pháp tại buổi họp sáng tác và nghiên cứu Mỹ thuật 2003,

Ai nha, có khá nhiều vị đã tạc tượng và vẽ hình tôi, kết quả đều không có giống. Vẽ cũng được thôi, không sao cả, hãy lấy ảnh chụp để vẽ.

Chúng tôi đã gặp một số khó khăn khi sản xuất “Loạt truyện tranh về Giang Trạch Dân”. Người họa sĩ mà tôi làm việc cùng là một họa sĩ chuyên nghiệp chủ yếu sản xuất tranh sơn dầu và truyện tranh được bán ở các phòng trưng bày trên khắp thế giới. Hình ảnh xấu xí của Giang Trạch Dân và hình của nhiều nhân vật Trung Quốc nổi tiếng được ông vẽ đều rất giống người thật. Tuy nhiên, hầu hết những bức vẽ của Sư phụ Lý Hồng Chí, đặc biệt là bức vẽ trên, không giống như thật. Người họa sĩ nói ông ta chưa bao giờ tận mắt thấy Sư phụ và chỉ có thể vẽ theo những tấm hình mà ông ấy có. Thế nhưng ông ấy cũng chưa từng nhìn thấy những người Trung Quốc nổi tiếng mà ông đã vẽ, vậy mà ông đã vẽ rất thành công. Ông không biết làm thế nào để cải thiện.

Khi bản phác thảo đầu tiên được đăng lần lượt trên Minh Huệ tiếng Trung (minghui.org) và thời báo Đại Kỷ Nguyên, nhân viên của Minh Huệ đã yêu cầu tôi sửa lại tất cả những trang sách có ảnh vẽ Sư phụ Lý Hồng Chí trước khi xuất bản. Mặc dù sau khi được chỉnh sửa, chúng đã trông khá hơn nhưng vẫn không thể giống thật. Để kịp thời hạn đưa ra xuất bản, bản phác thảo đầu tiên chỉ có thể giống được đến thế. Lúc đó tôi không có lựa chọn.

Một năm sau, một công ty truyền thông khác muốn đăng tải bộ truyện tranh. Biên tập viên của công ty ấy là người có trách nhiệm và yêu cầu tôi chỉnh sửa các bức vẽ không đủ giống thật của Sư phụ Lý Hồng Chí. Trong hơn một năm ấy, tu luyện của tôi đã tương đối cải thiện, vì vậy khi đến lần tái bản thứ hai này có một vài bức tranh giống thật hơn. Tuy nhiên, tôi lại nhìn thấy bức tranh này chưa đủ sinh động. Tôi thật sự cảm giác rằng mình không thế cải thiện thêm được nữa. Có nhiều khúc mắc trong tâm khiến tôi không biết vẽ thế nào cho đúng. Đây là người được kính trọng nhất. Tôi thấy khó khăn khi cầm bút lên, tôi luôn suy ngẫm liệu tôi có nên vẽ nhạt một chút hay là vẽ nét thanh hơn không, thậm chí có cần thiết phải làm trẻ hóa bức chân dung không? Những ý nghĩ đó thậm chí còn làm tôi khó vẽ hơn.

Một thời gian sau, vào năm 2008, tôi đã đến NewYork để tham gia diễu hành chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Trong hàng ngàn người, tôi đã tìm thấy giáo sư Trương và nói chuyện với ông ấy. Mặc dù chúng tôi không quen biết nhau nhưng ông ấy lại đối với tôi rất chân thành. Tôi đã hỏi ông về các khó khăn khi tôi vẽ tranh của Sư phụ Lý Hồng Chí. Ông nói: “Thực tế là ảnh của Sư phụ luôn thay đổi”. Điều này đã xua tan một trong những lo lắng của tôi. Tôi hiểu rằng vì chúng tôi chỉ đang diễn họa lại một cảnh cụ thể, nên chúng tôi chỉ cần vẽ lại hình ảnh của khoảnh khắc đó thôi. Một điều thú vị cần lưu ý rằng đây là lần duy nhất tôi gặp giáo sư Trương trong 15 năm qua khi ở hải ngoại.

Sau khi diễu hành xong, tôi đã đến thăm chú Diệp Hạo, trong căn phòng khách nhỏ của chú có một bản phác họa chân dung, bức tranh được vẽ phỏng theo bức ảnh chụp trong phiên bản Chuyển Pháp Luân đầu tiên ở Trung Quốc đại lục. Chú Diệp cười nói với tôi rằng đây là bức tranh [do Sư phụ] tự họa. Tôi đã nhìn kĩ hơn. Bức chân dung đen trắng rất lớn, với phần màu đen rất tối và đường nét rất đậm. Bức tranh cũng rất tinh tế và chính xác. Sau khi xem xong, tôi đã giải khai được khúc mắc về việc tôi có nên vẽ nhạt hay không.

Sau khi trở về nhà, tôi đã thực hiện sửa đổi lần thứ ba và rất hài lòng về nó. Cuối cùng, tôi đã vẽ được trông giống y như thật. Sau đó, bộ truyện tranh rốt cuộc cũng được biên tập viên Trung Quốc thông qua. Với bản thảo lần cuối cùng này, tôi cảm nhận toàn bộ bộ truyện tranh đã được hoàn thành thành công và chúng tôi đã sẵn sàng mời nhà xuất bản Boda xuất bản.

Trong quá trình này, tôi đã có nhận thức sâu sắc hơn về “Chân”, đó là: Đúng đắn, thực tế, vững chắc, giản đơn,… Tôi nhận ra tại sao Sư phụ nhấn mạnh vẽ chân thật trong Giảng Pháp tại buổi họp sáng tác và nghiên cứu Mỹ thuật 2003.

Ngoài ra, Sư phụ cũng đã giảng trong Giảng Pháp tại pháp hội tại Atlanta 2003:

Khắc hoạ tâm lý [và] thần thái của nhân vật, sao cho thật sống động; điều ấy không phải [chỉ] có kỹ thuật cơ bản là có thể làm được đâu. Mỹ thuật chính thống, ấy là một kỹ năng lớn mà Thần truyền cấp cho con người.

 

Như vậy có ảnh hưởng. Tôi nói với chư vị rằng, kỹ thuật cơ bản của hội hoạ không phải chỉ [qua] một hai năm luyện [tập] mà thành, có rất nhiều [người] đã bắt đầu luyện [tập] từ khi còn nhỏ [tuổi], phải trải qua thời gian rất lâu. Rất nhiều [người] giỏi đều phải qua hàng mười mấy năm, mấy chục năm rèn luyện mới thành công.

Tôi đã luyện tập kỹ thuật vẽ cơ bản từ khi còn nhỏ. Tôi vô cùng biết ơn những người thầy mỹ thuật đã dạy tôi từ cấp tiểu học đến đại học. Họ đã giúp tôi đặt ra một nền tảng vững chắc. Sau tất cả thời gian học vẽ từ khi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn không thể nắm bắt được cách để vẽ Sư phụ một cách sống động cho đến khi tôi gặp vị giáo sư Trương và sau đó đến thăm chú của tôi. Đây quả là điều thần kỳ trong tu luyện.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7458