Thể ngộ về tâm không muốn phối hợp

Tác giả: Mỹ Đông

[ChanhKien.org] Sư tôn trong nhiều lần giảng Pháp đều nhắc nhở các đệ tử Đại Pháp cần phối hợp với nhau. Tuy nhiên trong hoàn cảnh tu luyện thực tế, có thể làm được phối hợp vô điều kiện, phối hợp không oán không giận, dẫu bị đồng tu làm tổn hại, bị đồng tu hiểu lầm, chèn ép mà vẫn thật tâm bình tĩnh phối hợp với đồng tu, dùng sở trường của mình trợ giúp cho đồng tu, đối xử tốt với đồng tu, đó thật sự không phải việc dễ dàng.

Người ta có câu: không giải quyết được thì nên tránh đi. Sau khi tích tụ oán hận thời gian dài do không được xem trọng trong nhóm hay hạng mục nào đó hay bị chỉ trích, rất nhiều đồng tu không nhẫn chịu nổi đã chọn cách lánh mặt, né tránh hoặc làm qua loa cho xong, mặc dù không phá hoại hạng mục sau lưng nhưng cũng không chủ động phối hợp, mang thái độ lạnh nhạt, thờ ơ. Hiện nay, nhiều đồng tu bị chế ước bởi tâm thái phối hợp một cách tiêu cực này, khiến việc tu luyện cứ dừng lại trong tầng thứ nhất định, quanh quẩn thời gian dài không thoát ra được, bản thân cảm thấy khổ não nhưng không thể đột phá, lời nói ra luôn bứt rứt, không thể bình tĩnh nổi, luôn cố ý đưa ra ý kiến để chứng minh cho bản thân. Kỳ thực, vấn đề phối hợp đã trở thành một quan lớn cần đột phá về chỉnh thể.

Những đồng tu không muốn phối hợp thường có tâm cho rằng: mình bị đối đãi thật bất công, đồng tu không thay đổi thì mình còn mặt dày đi trợ giúp đồng tu sao, nếu mình thật sự giúp cho hạng mục thì công lao đều do đồng tu hay người điều phối hưởng mất, uy đức của họ sẽ càng lớn, còn mình thì chẳng là gì. Cái lý trong tu luyện này rốt cuộc giải khai thế nào đây? Một số người nghĩ không thông.

Tôi xin chia sẻ một chút nhận thức và lý giải của mình để giải khai khúc mắc này. Việc có thành công hay không đối với người tu và không tu là hai chuyện khác nhau. Người chân tu và tu tốt thì làm việc sẽ dễ thành công; nhưng cũng có tình huống có người thành công rồi nhưng lại không hề tu, tình huống như thế cũng rất nhiều. Có khu vực mà các hạng mục Chính Pháp đều tiến hành rất tốt, nhận được nhiều lời tán dương, công nhận, đương nhiên người điều phối cũng có danh tiếng. Thành công này có phải do người điều phối tu tốt chăng? Về sau người điều phối này đã gặp phải nhiều ma nạn mức độ khác nhau và bị bệnh nghiệp nghiêm trọng, lúc đó mới bộc lộ ra người này có một số vấn đề về tu luyện cá nhân, mọi người mới nhận ra sở dĩ khu vực này có thể làm tốt hạng mục là vì những đệ tử ở khu vực đó có thể thực tâm phối hợp với nhau, mặc dù có mâu thuẫn nhưng mọi người đều có thể buông bỏ nhân tâm, luôn phối hợp hết mình. Kết quả là những người được điều phối đã tu và đề cao rất nhiều, đáng tiếc là người điều phối có thể đã bị thành quả trước mắt làm mê mờ, coi sự thành công của hạng mục là minh chứng cho việc đề cao trong tu luyện của bản thân, khiến rất nhiều nhân tâm cần buông bỏ lại không hề bỏ được trong quá trình đó, tự mình tạo nên một số nhân tố phụ diện cấp cho người khác tu. Những nhân tố phụ diện này tích lũy dần, quan càng tích càng lớn, cuối cùng dồn dập ập đến, khiến đồng tu i lúng túng không biết xử lý thế nào, thực sự không chuẩn bị về tư tưởng, chút danh tiếng thành công trước đây lúc này nhìn lại cũng thật mịt mù.

Tôi muốn đưa ra ví dụ này để nói rõ thế nào là thực sự phối hợp. Phối hợp không chỉ là phối hợp với người khác để làm thành công một hạng mục, mà đây là cơ hội để thực sự khảo nghiệm mỗi người trong hạng mục, chúng ta cần phải tu chính mình, chứ không phải tu người khác. Cá nhân người tu luyện dù bị đối đãi thế nào đều có thể buông bỏ cái gọi là “tức không chịu nổi”, thực sự không oán không giận mà phối hợp với đồng tu, kỳ thực cho dù hạng mục có thành công hay không, trong mắt của Thần thì người này thực sự đang tu, đang đề cao, kết quả cuối cùng chính là không gì có thể ngăn nổi con đường tu luyện của người đó. Ngược lại, tâm thái không muốn phối hợp chắc chắn sẽ làm tổn hại tới chính mình, trong mắt của Thần thì người này không hề tu, nên mãi dừng lại ở tầng thứ này. Dù là người điều phối cũng như vậy, sự thành công của hạng mục có thể rất vinh quang, nhưng nếu không chú trọng tu luyện bản thân, viên dung các nhân tố bất hảo mà mọi người thêm vào người ấy, thì trong mắt của Thần, hạng mục thành công là do nhân tố nội tại của nó, còn người điều phối kỳ thực đã không tu, khi đến lúc người đó sẽ phải chịu hậu quả của việc không thực tu.

Tu hay không chỉ có bản thân mình biết, muốn phối hợp hay không cũng chỉ có bản thân mình rõ. Người khác đối xử với mình tốt thì nguyện ý phối hợp, đối xử với mình không tốt, bất công thì không muốn phối hợp, còn có tâm lý chê cười người khác, người tu luyện mang theo nhân tâm và tu có điều kiện này cũng chỉ có thể mãi quanh quẩn, ngưng trệ ở một tầng thứ. Kỳ thực, bảo vệ bản thân chẳng qua cũng chỉ là ôm giữ cái vỏ bọc con người. Nhưng chúng ta chẳng phải đã trải qua trăm nghìn cay đắng đến thế gian để tu luyện Chính Pháp hay sao? Dừng ở một tầng thứ nào đó thì có thể hồi thiên sao? Chẳng phải giống như bỏ dở giữa chừng sao? Đối với người chân tu, khi người khác đối xử với mình không tốt, nếu coi bản thân mình như tiểu hoà thượng, chịu bao nhiêu khổ, gặp bao nhiêu bất công vẫn không ảnh hưởng tới bản thân, vẫn vui vẻ phối hợp, đó mới là sự đề cao vượt bậc, đồng thời phía mặt con người cũng sẽ xem nhẹ rất nhiều thứ, cũng sẽ đạt được sự đột phá và thăng hoa trong lý giải các Pháp lý.

Tu luyện là nghiêm túc và cũng là công bằng, ai tu thì người đó được, ai ngộ thì người đó đắc. Những đồng tu vì bị “bức bách” bởi các loại mâu thuẫn, xung đột mà đi đến ranh giới của việc phối hợp một cách tiêu cực, những người kìm nén sự tức giận không muốn phối hợp, những người vì giữ thể diện mà lạnh nhạt bàng quan, hãy khảo nghiệm chính bản thân mình, tin rằng bản thân mình nhất định có thể làm được, hãy chịu đựng đau đớn mà buông bỏ hết thảy những suy tính cá nhân, hãy bắt đầu lại từ con số không, thành tâm thực ý phối hợp với người khác, hòa nhập vào chỉnh thể. Có thể hoàn cảnh sao khắc nghiệt như vậy, có thể đồng tu sao chẳng có cải biến về bản chất như vậy, nhưng có một điểm mà toàn vũ trụ đều đang nhìn vào, đó chính là chúng ta đang thay đổi, chúng ta đang tu, chúng ta đang buông bỏ, chúng ta đang đề cao, chúng ta đang thực sự không phụ sự khổ độ của Sư phụ, không phụ sự trông đợi của chúng sinh, hoàn thành lợi thệ ước vạn cổ của chúng ta.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/242651