Học Pháp và ngộ đạo

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Khi tập thơ Hồng Ngâm IV được công bố, tôi bắt đầu học thuộc lòng như một người khát uống nước. Khi tôi học thuộc lòng câu thơ:

Nhĩ ngã đô thị lai tự thiên thượng,

Luân hồi triển chuyển bất thị vi liễu tranh cường.

Tạm dịch (chưa chính thức):

Bạn và tôi đều đến từ thiên thượng,

Luân hồi triển chuyển không phải vì để tranh cường.

Tôi đã bị chấn động. Chẳng phải là đang nói về tôi sao? Bởi vì xuất phát điểm của tôi thấp, từ khi sinh ra tôi đã là đứa trẻ bệnh tật. Tôi luôn phải uống thuốc và tìm các phương pháp điều trị, mỗi ngày đều là sự vật lộn giữa sống và chết. Một cách vô thức, tôi đã phát triển tính cách cạnh tranh và đầy tham vọng. Khi là sinh viên, ngay cả lúc bị ốm và nằm trên giường, tôi đã không ngừng học tập. Trong lớp thể dục, tôi bắt bản thân mình chạy 800 mét và thậm chí còn chạy nhiều hơn nữa khi tôi ra trường đi làm. Hàng ngày tôi nỗ lực và tranh đấu. Tính cách mạnh mẽ này đã phản ánh vào sự tu luyện của tôi. Trên bề mặt, tôi có biểu hiện rất mạnh mẽ và tinh tấn. Sau khi đắc Pháp, trong vòng một năm, tôi đã học thuộc Chuyển Pháp Luân. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, tôi liên tục ra ngoài chứng thực Pháp, mãi cho đến khi tôi bị kết án bất hợp pháp.

Sau khi trở về từ nhà tù, để duy trì cuộc sống, tôi thiết lập một xưởng làm việc cá nhân. Công việc của tôi vẫn mệt mỏi và bận rộn như trước. Đôi khi vào lúc nửa đêm, tôi tự hỏi bản thân: “Tại sao tôi vẫn mệt mỏi như vậy? Tại sao không phải là một sinh mệnh đã đắc Pháp với trạng thái tự do tự tại của Thần? Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc 1999:

Hiện nay người ta nói phụ nữ càng ngày càng giải phóng, cá tính càng ngày càng mạnh, kỳ thực chư vị hoàn toàn không phải là được phía mặt Thiện dẫn dắt đâu. Tôi thấy sự mạnh mẽ không thể hiện ở vẻ bề ngoài này của con người. Chư vị ngày thường giống như một phụ nữ chân chính, dịu dàng, thì năng lực của chư vị cũng sẽ giúp chư vị có được tất cả những gì chư vị đáng có được như thế. Chư vị không hẳn cần phải biểu hiện ra tính dương cứng rắn như đàn ông chư vị mới có thể đạt được [những thứ đó]. Chư vị có hiểu đạo lý tôi giảng không?

Sau khi đối chiếu bản thân, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Dưới sự ảnh hưởng của chấp trước con người mạnh mẽ, trạng thái biểu hiện của tôi giống như một bóng ma lạc lối quá sâu trong thế giới người thường. Tôi mong ước làm tốt mọi thứ và đòi hỏi sự hoàn hảo. Dưới sự dẫn động của tư duy tranh cường háo thắng được dưỡng thành bởi quan niệm hậu thiên, sự tinh tấn mà tôi biểu hiện không phải là sự tinh tấn thực sự, mà tinh tấn vì mục đích không bị thua kém và chứng thực bản thân.

Quá trình ghi nhớ Pháp cũng là một quá trình loại bỏ những nhân tố người thường của tôi. Tôi nhớ vào năm 1997 khi tôi học thuộc đến “Bài giảng thứ sáu”, tôi cảm thấy một cảm giác cảm động không thể tin nổi, và sau đó vỡ thành những giọt nước mắt đau khổ. Tôi cảm thấy dường như thứ gì đó đã rời khỏi tôi và đi rất xa. Nhìn lại, đó là một thể hiện của nghiệp lực tư tưởng đang vật lộn trước khi nó bị tiêu diệt. Trải nghiệm đó giống hệt như cảm giác thay đổi từ căn bản, và cảm giác của một sinh mệnh mới khi tôi học thuộc Hồng Ngâm IV lần này. Sư phụ đã giảng rất rõ ràng rằng nhà của chúng ta là ở trên thiên thượng, vậy thì tại sao tôi lại quá coi trọng cuộc sống nơi xã hội người thường này của mình? Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014:

Là người tu luyện, mọi người nghĩ xem, mỗi người đều đã đi qua một quá trình lịch sử rất lâu dài trên thế gian. Cái Lý ở thế gian này là phản lại, điều chư vị thấy là tốt, thì bên kia thấy là xấu. Chư vị ngửi là thơm, thì ở bên kia ngửi là xú; cái gì cũng là phản đảo lại.

Giờ khi tôi nghĩ về điều đó, trong xã hội người thường tôi có khả năng tranh cường mạnh mẽ, nhìn ở bên kia quả thực là biểu hiện ngốc nghếch và vô năng. Sự mất mát của chân thần mới là đáng sợ nhất. Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta 2003:

Thực ra trước đây tôi vẫn luôn giảng cho chư vị rằng, đã là một người tu luyện, nếu là trước đây thì không quan tâm đến con người thế gian nói như thế nào. Các vị có nói người này tốt, người kia xấu; ấy chỉ là con người nói vậy, chứ không phải Thần nói vậy. Kỳ thực trong lịch sử có nhiều người bị con người nói rất xấu tệ, thậm chí viết cả [những nhận xét ấy] vào sách giáo khoa, vào truyện lịch sử, [nhưng] có thể họ đã thành Thần rồi; cũng có người được con người thế gian thổi phồng lên thành những nhân vật tiên tiến, nhưng chết rồi là xuống địa ngục. Là vì tốt hay xấu mà con người nói ấy, đều là xét từ giác độ lợi ích của con người mà thôi. Cái lý của con người là ngược lại: điều con người cho là tốt thì không nhất định đúng là tốt, điều con người cho là xấu thì không nhất định đúng là xấu; vậy cũng nói: người tu luyện không để ý người ta nói những gì. Tuy nhiên Chính Pháp hôm nay không như vậy; [lời] nói tốt hay xấu về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của con người [ấy].

Sư phụ đã giải thích điều này rất rõ ràng; tôi không nên dùng các tiêu chuẩn không đúng của con người để làm bản thân mình đóng vai “người mạnh mẽ” thêm nữa.

Tu luyện cho đến ngày hôm nay, tôi muốn cảm tạ Sư phụ đã giúp tôi giải khai vô vàn những nút thắt đã trói buộc tôi trong thế giới con người. Hòa tan với Đại Pháp đã khiến tôi tìm thấy được chân ngã đến từ thiên thượng.

Mê trung vong kí ngã thị thùy

Đại pháp chân tướng bả mê

Sách thiên quốc thân nhân tại đẳng đãi

Khoái thượng pháp thuyền thoát phàm thai.

(Hồng Ngâm IV)

Tạm dịch (chưa chính thức):

Trong mê không biết mình là ai

Chân tướng Đại Pháp phá mê,

Thân nhân ở trên thiên thượng đang chờ đợi,

Nhanh lên thuyền Pháp thoát khỏi phàm trần.

Xin cảm ơn Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7150