Thuốc kháng sinh đã làm được gì cho con người?

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Bắc Mỹ

[ChanhKien.org] Năm 1928, Fleming đã phát minh ra Penecillin, loại thuốc kháng sinh đầu tiên. Vào thời đó phát minh này được xem là cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành y. Cùng với sự phát minh ra thuốc kháng sinh, nhiều kỳ tích y học đã xuất hiện và nhiều bệnh tật đã được chữa khỏi: bệnh viêm phổi, viêm màng não, sốt sản, nhiễm trùng máu, bệnh lao, và nhiều bệnh khác nữa. Nhiều người bắt đầu nghĩ rằng bệnh tật có thể bị chinh phục. Gần một thế kỷ đã trôi qua kể từ năm 1928. Liệu thuốc kháng sinh đã mang đến cho chúng ta những gì chúng ta mong muốn – hy vọng tiêu trừ mọi bệnh tật?

Thực tế khác xa những gì chúng ta kỳ vọng. Ngày nay, trong thế kỷ 21, tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn kháng thuốc thật là kinh hoàng.

Hãy việc chữa trị và sự tái xuất hiện của khuẩn liên cầu type-A (type A streptococcus) gây sốt tinh hồng nhiệt làm một ví dụ điển hình. Nó cho thấy rằng việc ngăn chặn thành công một chủng loại vi khuẩn có thể kích thích sự phát triển nên một loại vi khuẩn khác. Vào thập niên 1960, khuẩn liên cầu type-A dường như đã biến mất, và dịch sốt tinh hồng nhiệt không còn xuất hiện ở các nước phương Tây nữa. Tuy nhiên ngay khi khuẩn liên cầu type-A biến mất thì type-B bắt đầu xuất hiện. Nó biến hóa thành một chủng vi khuẩn chuyên lây nghiễm cho trẻ sơ sinh. Vào năm 1980, nó đã gây ra 75% ca tử vong ở trẻ sơ sinh dưới hai tháng tuổi. Trong khi đó khuẩn type-A lặng lẽ đột biến và lây lan, và tái xuất hiện vào cuối thập niên 1980. Độc tố do loại khuẩn type-A tái xuất hiện này có thể tương đương với thuốc độc. Nó đề kháng với tất cả các loại thuốc, ngoại trừ một liều lượng rất lớn Penicillin.

Sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc đã gia tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nan y và các loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Một ví dụ khác là khuẩn liên cầu gây viêm phổi (Pneumonia streptococcus) kháng Penicillin, trước đây có thể dùng Penicillin, Erythromycin, Sulfanilamide, và các kháng sinh khác để chữa, nhưng bây giờ thì chúng trở nên gần như “vô đối”. Khả năng kháng tám loại kháng sinh khác nhau, kể cả Cephalexin và Amoxicillin, của vi khuẩn mủ xanh hình que (trực khuẩn Pseudomonas aeruginosa) đạt tới 100%. Khả năng kháng 16 loại kháng sinh khác nhau, kể cả những loại đắt tiền như Cephalexin và Cefotaxime, của vi khuẩn viêm phổi Klebsiella (Klebsiella pneumoniae) là từ 51,85% đến 100%. Và thuốc Vancomycin là giải pháp duy nhất có thể trị được khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) kháng Methicillin.

Khả năng kháng thuốc của khuẩn tụ cầu, khuẩn răng cưa (Serratia), khuẩn Klebsiella, và khuẩn liên cầu phổi vẫn luôn là mối đe doạ cho con người trong một thời gian dài trong lịch sử sử dụng kháng sinh. Trường hợp đầu tiên là vào thập niên 1950, khi tình trạng lây nhiễm của khuẩn tụ cầu kháng Methicillin bùng phát ở châu Âu và Bắc Mỹ và lan rộng tới các khu vực khác trên thế giới. Kết quả là 50 triệu ca nhiễm bệnh, trong đó có hơn 500.000 ca tử vong.

Nhìn vào quá trình phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc, chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi một loại thuốc kháng sinh mới được phát minh ra thì lại có một nhóm các chủng loại vi khuẩn kháng thuốc mới xuất hiện. Để phát minh ra một loại kháng sinh cần 10 năm; tuy nhiên, sự xuất hiện một chủng vi khuẩn kháng thuốc chỉ mất có hai năm. Nỗ lực tìm kiếm thuốc kháng sinh không thể theo kịp tốc độ phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Người ta quan ngại rằng trong tương lai không xa sẽ có một loại vi khuẩn mới kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Điều đó có nghĩa là loài người có thể sẽ phải trở lại thời kỳ không có một loại kháng sinh nào, đó là thời những năm trước 1920.

Trong cuộc chiến giữa con người và vi khuẩn, kho vũ khí của chúng ta đang không ngừng gia tăng, vậy mà chúng ta cứ mãi bại trận. Như một giáo sư tại trường Đại học Columbia đã buồn bã nhận xét: “Vi khuẩn thông minh hơn con người.”

Thực ra, những sự việc này không khó để giải thích từ góc độ tu luyện. Lý do thật sự của tất cả các loại bệnh tật là nghiệp lực, và vi khuẩn chỉ là một biểu hiện của nghiệp lực ở trong không gian này. Thuốc kháng sinh có thể giết vi khuẩn trong không gian này, nhưng không thể động đến nghiệp lực ở các không gian khác. Và bởi vì nghiệp lực vẫn còn đó, nó sẽ xâm nhập lại vào không gian này, điều này giải thích sự xuất hiện của những chủng vi khuẩn kháng thuốc mà thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa trị.

Vì vậy, bệnh tật không thể bị diệt tận gốc nếu không tiêu trừ nghiệp lực ở các không gian khác. Đó là một trận chiến mà chúng ta không bao giờ có thể thắng nếu chúng ta đi theo con đường nghiên cứu và sử dụng thuốc để chế ngự vi khuẩn. Vĩnh viễn vô bệnh không phải là một cuộc sống thoải mái, ngắn ngủi được duy trì bởi thuốc men. Loài người cần dành nhiều năng lượng hơn cho việc tìm kiếm phương thuốc tự ở bên trong bản thân mình. Phương cách chủ yếu để tiêu trừ bệnh tật là nâng cao đạo đức, làm nhiều việc tốt, và nhờ đó có thể tiêu trừ được nghiệp lực. Rồi chúng ta sẽ không còn cần đến thuốc kháng sinh nữa.

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/173