Đằng sau cơn giận dữ chính là tâm phán xét

Tác giả: Một học viên Tây phương

[ChanhKien.org] Cách đây đã lâu, lúc đó tôi đang luyện công, trong đầu bỗng lóe lên một loạt các thể ngộ nho nhỏ, rồi từ đó gộp thành một thể ngộ lớn. Tôi nhận ra rằng đằng sau những phản ứng giận dữ của tôi là thói quen hay phán xét.

Từ bé tôi đã được nuôi dạy để trở thành một người trí thức. Đi cùng với trí thức là tính hay phán xét. Từ khi còn rất nhỏ tôi đã học cách phán xét. Những người đã từng bị phán xét hoặc cả đời toàn phải nghe những lời phán xét rốt cuộc sẽ trở thành điều mà họ không nên trở thành nhất. Họ trở nên hay phán xét người khác và tôi đã trở thành một trong những người như vậy.

Chỉ khi tôi mang theo tâm phán xét thì tôi mới chấp chước vào những gì mà người khác nghĩ về mình. Nếu tôi không hay bình phẩm, thì tôi sẽ chẳng quan tâm ai nghĩ gì về tôi. Tâm lý này làm cho tôi không muốn lắng nghe người khác. Mải mê với những đánh giá, tôi sẽ không nghe thấy người khác nói gì.

Tôi hiểu rằng người tu luyện không được nghi ngờ đồng tu của mình. Những suy nghĩ mang tính phán xét đã làm cho tôi luôn ngờ vực người khác. Khi tôi không cư xử thiện tâm đối với người khác, rất có thể là tôi đã phán xét họ, một cách vô thức hoặc có ý thức. Tiếp đến là tôi ngờ vực họ. Sự nghi ngờ sẽ mang đến sự thiếu tin cậy.

Tôi nhận ra rằng chỉ khi tôi không còn phán xét ai, thì tôi mới không bị tác động và bất động tâm, khi đó tâm từ bi của tôi có thể xuất lai.

Khi tôi phản ứng và bị động tâm, đó là vì tôi đánh giá bản thân dựa trên những gì mà người khác nói. Cho dù người kia đúng hay sai, khi tôi có những phán xét về bản thân thì tôi sẽ phản ứng và thông thường kèm theo giận dữ. Một số người ở trong những tình huống loại này có thể phản ứng theo kiểu lãnh đạm hoặc thờ ơ.

Tôi đã hình thành những kỳ vọng dựa trên những nhận định của mình, chẳng hạn như nghĩ: “Anh ta tu luyện tinh tấn hoặc anh ta không tu luyện tinh tấn.” Tôi đã tốn rất nhiều thời gian cho việc phán xét và tự khiến mình bế tắc ở một trạng thái này hoặc trạng thái khác. Về cơ bản, điều này đã can nhiễu đến công việc của tôi và sự phối hợp với những người khác.

Tôi nhận ra rằng chỉ khi tôi không còn nhận xét ai, thì tôi mới không bị tác động và bất động tâm, khi đó tâm từ bi của tôi có thể xuất lai. Tôi phải ngừng quá trình phán xét lại. Không phải là ngừng phán xét người nào đó hay ngừng phán xét bản thân. Mà là ngừng toàn bộ. Nếu tôi không có những suy nghĩ đánh giá người khác thì mâu thuẫn sẽ không nảy sinh. Tôi sẽ bất động một cách thực sự.

Đối với tôi thì rất khó nhận ra khi nào tôi đang xét nét người khác và khó để tôi có thể buông bỏ được chấp chước đó.

Ngay sau khi có được thể ngộ này, tôi đã có một mâu thuẫn với một đồng tu. Tôi đã không nhận ra rằng tôi lại rơi vào tình trạng phán xét. Và khi đồng tu này cũng phán xét lại tôi, tôi vẫn không ngộ ra được.

Tôi đã nhìn thấy nó ảnh hưởng đến cách tôi ứng xử với các đồng tu của mình thế nào. Tôi đã hình thành quá nhiều nhận xét về các đồng tu và tôi càng ngày càng nhìn thấy vấn đề nổi cộm này. Đây là một quá trình tu luyện liên tục không ngừng.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/3720