Phân tử và nguyên tử

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Trong khi phát chính niệm, tôi đột nhiên ngộ ra được sự tổ hợp của các phân tử và nguyên tử. Điều này đã nâng cao hiểu biết của tôi về sự cấu thành các lạp tử trong vũ trụ.

Nguyên tử trong thời-không chiều dọc, chẳng hạn như trong các cảnh giới của Phật, có thể liên kết lại để hình thành nên các loại vật chất và sinh mệnh khác nhau tại cảnh giới đó. Nguyên tử ở đó cũng giống như phân tử trong không gian chúng ta, cấu thành các sinh mệnh và vật chất. Chỉ có nguyên tử trong tam giới mới tạo nên phân tử. Phân tử trong Phật quốc chỉ chiếm một phạm vi vô cùng nhỏ — giống như một ngọn đồi nhỏ trên một thảo nguyên rộng mênh mông. Do đó, tầng thứ của phân tử trông thật nhỏ bé khi nhìn từ cảnh giới nguyên tử của Phật. Tương tự, trong các không gian chiều dọc thâm sâu hơn, ví dụ như tầng neutron, các hạt neutron tạo nên những sinh mệnh trong cảnh giới đó chứ chúng không hợp thành nguyên tử. Chỉ có proton trong tam giới mới cấu thành nguyên tử.

Các hạt nguyên tử tổ hợp nên phân tử về mặt bản chất là khác với các hạt nguyên tử trong Phật quốc. Chỉ có nguyên tử trong tam giới mới tạo thành phân tử. Trái lại nguyên tử trong Phật quốc không tạo thành phân tử tầng thấp; thay vào đó chúng tạo nên các chúng sinh trong cảnh giới đó. Nguyên tử trong Phật quốc và nguyên tử trong tầng phân tử là không giống nhau. Số lượng nguyên tử trong Phật quốc lớn hơn nhiều so với số lượng nguyên tử trong tam giới. Hai loại nguyên tử này thuộc về các thể hệ khác nhau. Mức độ đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn cũng không như nhau — chúng không phải là các hạt lạp tử của cùng một cảnh giới.

Các hạt lạp tử trong các chiều không gian hướng ngang chiếm số lượng rất nhỏ so với các hạt cũng cùng loại đó trong các tầng không gian xếp dọc, ví dụ như tương quan giữa lượng neutrino trong tam giới so với neutrino trong các không gian hướng dọc đối ứng. Từ đây, không khó để chúng ta lý giải tại sao thế giới phân tử của chúng ta lại nhỏ bé và kém năng lực như vậy. So với các hạt lạp tử cùng loại trong các không gian chiều dọc, các hạt ở tầng càng thấp lại càng kém tinh khiết, càng rời xa đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn; do đó lực liên kết và mật độ của chúng thấp hơn. Cấu trúc cũng lỏng lẻo và dễ bị chia tách hơn.

Phân tử là loại hạt thô nhất, có mật độ thấp và khoảng trống lớn — giống như một cái rây bột. Các công cụ (mắt) cấu thành bởi phân tử chỉ có thể nhận diện được các vật chất thô hơn phân tử và không thấy được các vật chất vi quan hơn phân tử. Vì vậy khái niệm “thấy mới tin” là phi lý.

Một lần nọ trong khi phát chính niệm, tôi đã đưa chủ nguyên thần của mình di chuyển vào cảnh giới vi quan nguyên thủy nhất của tôi. Ngay khi đó tôi cảm thấy mật độ tăng lên và phạm vi trường của tôi trong cảnh giới đó được nới rộng ra. Các lạp tử trong cảnh giới đó giống như bong bóng xà phòng — rất mịn và nhỏ. Trước đó tôi chưa từng trải nghiệm một năng lượng mạnh mẽ đến mức có thể xẻ cả núi. Khi đó tôi đã có thể cảm giác thấy điều này. Tôi cố gắng điều khiển bản ngã vi quan nhất của mình niệm “Pháp chính càn khôn, tà ác toàn diệt”. Lập tức tôi cảm thấy một lực vô cùng lớn, dường như vi quan hơn, uy lực hơn, và ở cảnh giới cao hơn nơi tà ác đang ở, và nhờ đó có thể dễ dàng giải thể chúng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/11960
http://pureinsight.org/node/1101