Đề cao tiêu chuẩn đạo đức là thiết yếu để các sinh vật sống thịnh vượng trên Trái Đất

Tác giả: Chu Đồng, Lý Dịch

[Chanhkien.org] Chương “Sáng thế” trong Kinh Thánh của người phương Tây giảng rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất“. Truyền thuyết của người Trung Quốc kể lại rằng Bàn Cổ “mang lại trật tự cho sự hỗn độn bằng cách từ hư không mà tạo ra vạn vật, và tạo ra Trái Đất đầu tiên…” Chúng ta hiểu được rằng nguồn gốc vũ trụ được tạo ra như thế nào trong cả hai truyền thuyết của phương Tây lẫn của Trung Quốc về căn bản là không khác nhau. Cả hai đều nói rõ ràng rằng trời và đất đã được tạo ra để dành riêng cho nhân loại.

Thật ra, các truyền thuyết này đã thực sự vén mở điều bí ẩn của vũ trụ, cho chúng ta biết rằng vạn vật được tạo ra để cho nhân loại có thể tồn tại. Những thứ được tạo ra gồm có ngọn núi xanh tươi, con suối trong vắt, thảm cỏ tươi tốt, các nẻo đường, những con phố, và các thành thị. Hàng ngàn loài chim và hàng trăm loài thú sống trên núi, hàng ngàn loài cá bơi dưới nước, và có thật nhiều nguồn lương thực trên Trái Đất để nuôi sống mọi người. Tất cả đều được tạo ra chủ yếu là để dành cho sự thưởng ngoạn, sống còn và phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng đây là một ân huệ chứ không phải là quyền lợi. Nhân loại được ban cho cơ hội làm chủ Trái Đất. Nhưng ngược lại con người phải tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Điều quan trọng là phải nhớ rằng được làm người là một đặc ân đi kèm với trách nhiệm, ví dụ như duy trì các chuẩn mực đạo đức. Nếu nhân loại làm trái với các pháp lý đã tạo nên sự sống trong vũ trụ, bỏ qua việc bảo tồn các giá trị đạo đức, làm việc xấu và không phù hợp với các tiêu chuẩn tâm tính thì hậu quả sẽ liền kề. Do vậy, chúng ta phải nhớ rằng nhân nào sẽ sinh ra quả nấy. Nhân loại sẽ không được cho phép làm người nữa. Khi đó sự tồn tại của nhân loại đối mặt với nguy hiểm và Trái Đất sẽ không dung chứa họ nữa.

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã giảng: “Người vô đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn.” (Pháp Chính – Tinh Tấn Yếu Chỉ). Trong lịch sử nhân loại có nhiều bài học về các thảm họa xảy ra khi nhân loại suy đồi. Thậm chí ngày nay cũng có nhiều thiên tai chỉ ra cho con người thấy rằng họ không được làm trái với quy luật của vũ trụ.

1. Bài học từ các sự kiện lịch sử xảy ra hàng ngàn năm trước

Khoảng 4000 năm TCN, một chủng tộc tên là Sumerian đã di cư tới vùng Lưỡng Hà và xâm chiếm dân tộc Semite và Ubaidian. Văn hóa của người Sumerian phát triển rất cao và nhờ đó họ đã xây dựng được một nền văn minh thịnh vượng. Khoa học của người Sumerian rất tiên tiến và họ đã phát minh ra hệ thống chữ viết tượng hình sớm nhất trong lịch sử, phát triển được hệ thống số học, am tường thiên văn, gồm có kiến thức về các hành tinh và vũ trụ, và cảm thụ văn học. Ví dụ như họ đã có thể ước tính tốc độ quay của mặt trăng với sai số 0,4 giây so với khoa học ngày nay. Hơn thế nữa, người Sumerian còn có một hệ thống số học được chuẩn hóa, dựa trên hệ “lục thập phân” (cơ số 60) trong khi hệ số của chúng ta ngày nay thuộc hệ “thập phân” (cơ số 10). Do đó người Sumerian đã có thể tính toán với những con số rất lớn đến 15 chữ số.

Chủng tộc Sumerian cũng có một hệ thống nông nghiệp bao phủ rộng rãi nhờ có đất đai màu mỡ và sự phát triển của các hệ thống tưới tiêu phức tạp. Qua thời gian, những kỹ thuật này thúc đẩy sự nhiễm mặn mạch nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước và xói mòn đất đai. Hậu quả là người Sumerian thấy rằng nguồn lương thực trở nên khan hiếm và không đủ ăn. Nguyên nhân là do lượng muối tích tụ trong đất tại các vùng canh tác nông nghiệp đã đạt đến mức gây ngộ độc cho cây trồng. Cơ bản là muối trong đất đã hút hết nước và không cho cây trồng lấy nước trong đất. Sản lượng hoa màu dần dần giảm xuống và nhiều cánh đồng trở nên cằn cỗi.

Người Sumerian buộc phải khai khẩn các vùng đất canh tác mới để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng hoa màu trên vùng đất của họ. Một phương pháp mà họ đã vận dụng là phá rừng. Sau một thời gian, các vấn đề tương tự lại diễn ra. Khi muối tích tụ trong vùng đất này thì các vùng đất mới phải được khai phá. Cho đến khi họ cạn kiệt tài nguyên đất và rơi vào hoàn cảnh bi đát. Trong vòng 3 thế kỷ, lượng muối tích tụ đã làm giảm 40% năng suất hoa màu. Sản lượng sụt giảm dẫn đến nguồn lương thực khan hiếm. Tuy vậy dân số lại không ngừng tăng lên, nhưng các nhà cầm quyền lại không thể nuôi được nhiều quân lính, nhân công và giáo sĩ. Ghi chép trong lịch sử ghi nhận rằng hệ thống nông nghiệp của họ sụp đổ năm 1800 TCN. Từ đó nền văn minh huy hoàng một thời đã đi vào dĩ vãng.

La Bố Bạc là một hồ nước khô cạn rộng 3.000 km vuông tọa lạc ở vùng biên giới phía Tây Nam của Trung Quốc. Nó nằm dưới chân phía Nam của núi Thiên Sơn, thuộc nội địa tỉnh Tân Cương, tại rìa của sa mạc Khắc Lạp Mã Kiền, đối diện thung lũng Tháp Lý Mộc. Nhìn qua ảnh chụp từ vệ tinh, người ta có thể thấy hồ La Bố Bạc là một hoang mạc cát mênh mông với nhiều hố cát. Các ghi chép lịch sử và kết quả khai quật cho chúng ta biết rằng trong suốt thế kỷ thứ 2 SCN có một thành phố nhộn nhịp nằm ở phía Tây Bắc của hồ La Bố Bạc, thành cổ Lâu Lan, đã từng phát đạt trong hơn 800 năm. Thành Lâu Lan là thủ phủ của tỉnh Lâu Lan và là một thành phố quan trọng trên “con đường tơ lụa”. Do vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế lúc bấy giờ, nên thành Lâu Lan có dân số rất đông, đặc biệt là giới tiểu thương và doanh nhân. Ngày nay sự thịnh vượng của ngày xưa chỉ có thể được phản ánh qua các di tích khai quật và trong trí tưởng tượng.

Hồ La Bố Bạc còn có tên là La Bố Náo Nhĩ, tiếng Mông Cổ nghĩa là “hồ đầy nước“. Trước đây nó là một vùng trũng nên đã trở thành một lòng chảo tích nước, gọi là Lòng chảo Tháp Lý Mộc thuộc tỉnh Tân Cương. Nhiều dòng sông đổ về hồ này, chẳng hạn như sông Sơ Lặc đổ từ phía Đông, và sông Tháp Lý Mộc, sông Khổng Tước và sông Xa Nhĩ từ phía Tây. Trong cuốn Sơn Hải Kinh xuất xứ đầu triều Tần, hồ La Bố Bạc được gọi là “ấu trạch” (hồ trẻ). Theo Hán Thư, trong thế kỷ thứ 1, hồ này vẫn còn bao phủ một vùng rộng “300 lý vuông” (1199,68 km vuông), và “mực nước trong hồ không thay đổi từ mùa hè sang mùa đông”. Theo các ghi chép lịch sử, Con Đường Tơ Lụa ra đời sớm nhất chạy dọc theo bờ phía Bắc của hồ La Bố Bạc và dọc theo lưu vực cũ của sông Khổng Tước. Sau đó Con Đường Tơ Lụa được dời sang bờ Nam của hồ. Tương truyền rằng vùng đất dọc theo Con Đường Tơ Lục có dân cư dày đặc và có nhiều thương nhân cũng như cư dân sinh sống ở đó. Các di tích khảo cổ cho thấy các nền văn hóa Đông và Tây sống dung hòa với nhau. Ghi chép lâu đời nhất về thành Lâu Lan có thể được tìm thấy trong Sử Ký của Tư Mã Thiên rằng: “Lâu Lan và Cô Sư được bao bọc bởi thành quách và cả hai đều nằm cạnh một hồ nước mặn“. Người ta còn tìm thấy đá ngọc bích ở vùng lân cận của Lâu Lan và dọc theo bờ hồ có nhiều cây lau sậy, liễu, các loại cây nhỏ và cỏ trắng. Có vẻ như những người du mục có thể đã sống trong vùng này, vì họ thường sống gần nguồn nước, nơi có cỏ và nước để nuôi ngựa, lừa và lạc đà của họ. Không ai biết điều gì đã xảy ra với thành phố này, nhưng có ghi chép rằng thành Lâu Lan “biến mất một cách kỳ bí” sau năm 700 SCN. Khi Marco Polo thám hiểm tới vùng đất này năm 1224 SCN, ông chỉ thấy toàn cát và cả thành phố đã bị chôn vùi trong sa mạc. Ông không tìm thấy bất kỳ sinh vật sống nào khác ngoài hàng tấn cát vàng.

Thật sự có những vùng đất trù phú đã biến mất khắp nơi trên thế giới do một sự kiện thảm khốc hay vì lý do nào đó. Nhiều nền văn minh đã bị xóa sổ bởi vì đất đai quá cằn cỗi, bị tàn phá và không còn phù hợp với sự sống.

2. Lạm dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm

Mọi người đều biết nhân loại đã và đang khai thác thiên nhiên qua hàng bao thế kỷ nay. Môi trường ngày càng xuống cấp. Nạn xói mòn đất đai vẫn đang tiếp diễn và nền văn minh hiện đại đang bị đe dọa. Ngay cả người không có chuyên môn cũng hiểu rằng sự đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, do nhiều thành phố đã và đang được xây trên đất canh tác. Chẳng hạn như, hơn một nửa sản lượng nông sản của châu Mỹ là từ vùng nông thôn nằm gần thành thị. Một số vùng đất trồng trọt ở gần thành thị có năng suất rất cao. Ở châu Mỹ, 18% đất canh tác được công nhận là đất nông nghiệp trọng điểm, và 7% diện tích đất nông nghiệp trọng điểm của Hoa Kỳ nằm cách vùng thành thị không quá 80 km. Người ta đã biết rằng những vùng đất đã từng làm đường nhựa sẽ không bao giờ dùng để trồng trọt được nữa. Lạm dụng đất canh tác màu mỡ thường dẫn đến ô nhiễm và qua đó có thể gây mất mát vĩnh viễn nguồn tài nguyên đất nông nghiệp.

Có thể nói sự mất mát đất đai đáng kể nhất là ở Trung Quốc Đại Lục. Kể từ năm 1991, kinh tế của Trung Quốc mỗi năm tăng trưởng ở mức hai con số. Một cuộc điều tra về hiện trạng thất thoát đất trồng trọt đã được thực hiện. Mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng các số liệu sơ bộ cũng đủ gây sốc. Các thống kê chính thức về tình hình sử dụng đất đai cho thấy khoảng 650 triệu héc-ta, tức 5% diện tích đất canh tác màu mỡ đã được dùng cho các mục đích phi nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1991. Không có thông tin nào về việc hai phần ba diện tích kia được dùng vào việc gì, có thể là dùng để trồng các loại cây bất hợp pháp hoặc cho mục đích xấu nào đó. Theo thông tin chính thức thì 40% trong tổng số 650 triệu héc-ta đất ấy trên thực tế đã được dành riêng cho các dự án công, cho các khu công nghiệp và đô thị hóa. Chúng ta hãy giả định rằng phần đất đai được dùng vào các mục đích chưa minh bạch kia cũng đã được dùng cho các dự án công, và giả định rằng hơn 260 héc-ta đất canh tác đã được dùng để xây dựng các khu đô thị trong vòng 6 năm, tức là tỉ lệ thất thoát đất đai trung bình vào khoảng 433 ngàn héc-ta mỗi năm. Từ 1987 đến 1992, Trung Quốc Đại Lục cũng đã thiết lập các vùng trồng trọt mới. Tuy vậy lượng đất đai thất thoát trên thực tế vẫn rất lớn – khoảng 387 triệu héc-ta. Đồng thời sản lượng hoa màu trên 15 triệu héc-ta ở Trung Quốc cũng giảm xuống. Theo ước tính thì sản lượng hoa màu bị thất thu có thể đủ ăn cho 45 triệu người Trung Quốc. Tỷ lệ thất thoát đất đai nghiêm trọng hơn nhiều so với tiềm lực phát triển của Trung Quốc. Các chuyên gia định lượng rằng Trung Quốc Đại Lục vẫn có thể dùng đất canh tác cho các mục đích khác, nhưng không được quá 100 ngàn héc-ta, tương đương với dưới 8% diện tích đất trồng hiện nay. Tuy vậy, cái giá phải trả trong tương lai là rất đắt. Nếu tỷ lệ thất thoát từ năm 1987 đến 1992 vẫn không đổi thì có khả năng tỷ lệ này vượt ngoài tầm kiểm soát và làm suy kiệt các nguồn tài nguyên nông nghiệp trong vòng 15 năm tới.

Đất trồng trọt ở Trung Quốc Đại Lục và Ấn Độ bị hủy hoại chủ yếu là do nhu cầu làm đường xá. Chỉ có khoảng 2 triệu xe ôtô ở Trung Quốc vào năm 1995, ít hơn 1% số lượng xe hơi ở Hoa Kỳ. Nhưng theo dự đoán thì con số này sẽ tăng đến mức 22 triệu xe vào năm 2010. Do vậy, nhiều vùng đất đai màu mỡ sẽ được dùng để xây dựng các mạng lưới đường cao tốc, đường xá ở nông thôn và thành phố, làm bãi đậu xe và trạm xăng. Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc.

Dân số càng tăng thì nhu cầu đất đai càng tăng lên. Do đó sự đô thị hóa chính là một mối đe dọa khác cho đất nông nghiệp. Người ta ước tính rằng vào năm 2000, gần một nửa dân số thế giới sẽ sống trong các thành phố lớn. Càng đô thị hóa nghĩa là càng thất thoát nhiều đất canh tác hơn. Giả sử mỗi công dân trong một nước đang phát triển cần 0,05 héc-ta, đô thị hóa sẽ chiếm dụng 50 triệu héc-ta đất vào năm 2010.

Tuy vậy, mối đe dọa lớn nhất tới đất nông nghiệp lại không hề dễ nhận ra như các công trình xây dựng. Đó là xói mòn đất. Như đã nói ở trên, đất trồng sẽ bị cằn cỗi bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tưới nước quá nhiều. Phân bón sẽ làm đất đai kém màu mỡ sau một thời gian bởi vì nó làm tăng axít trong đất, sự xói mòn bởi gió, sự muối hóa và ngập nước. Những thiệt hại tới đất nông nghiệp có thể được thấy rộng rãi ở cả các quốc gia công nghiệp lẫn nông nghiệp. Do nạn xói mòn đất không dễ thấy, nên nhìn chung người ta quá xem nhẹ hậu quả mà nó gây ra. Lẽ ra chúng ta phải rút ra được bài học quý giá này từ lịch sử. Tại sao nền văn minh Sumeria biến mất 3800 năm trước? Tại sao nền văn minh Maya sụp đổ vào thế kỷ thứ 9? Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân là do thất thoát đất canh tác.

Vào năm 1991, Liên Hiệp Quốc đã thực hiện một khảo sát. Kết luận cho thấy trên toàn thế giới có khoảng 552 triệu héc-ta đất nông nghiệp, tương đương 38% đất nông nghiệp ngày nay, đã bị ô nhiễm tới một mức độ nhất định, gây ra bởi các kỹ thuật không thích hợp kể từ Thế Chiến thứ II. Thực ra khảo sát này có thể đã đánh giá thấp phạm vi ô nhiễm đất trên toàn thế giới. Năm 1994, một khảo sát ở Nam Á đã cho thấy rằng các khảo sát nội bộ trước đó về tỷ lệ đất đai thất thoát hoặc ô nhiễm cao hơn khoảng 10% so với báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Những yếu tố gây xói món đất nêu trên thật sự làm giảm năng suất của đất trồng. Khảo sát của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng diện tích đất bị xói mòn và ô nhiễm nghiêm trọng chiếm hơn 15% tổng số đất nông nghiệp bị ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tổng diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng chiếm 86 triệu héc-ta, gần gấp đôi tổng diện tích đất trồng ở Canada.

3. Tu dưỡng đức là điều thiết yếu

Con người ngày nay rất thích sống nơi thành thị. Có vẻ như họ đang lặp lại sai lầm từ nhiều thế kỷ trước. Chẳng phải ở đầu bài viết chúng ta đã nêu ra các điều kiện sống tương tự và hậu quả của chúng đó sao? Nhân loại vẫn phớt lờ những bài học từ sự biến mất của các nền văn minh trước đây. Họ vẫn không coi trọng phần đất đai có thể duy trì sự sống. Khi đất ở bề mặt, chứa nhiều loại vật chất hữu cơ và vô cơ, chất dinh dưỡng, côn trùng, vi sinh vật và các nguyên tố khác bị hủy hoại bởi công trình xây dựng hiện đại, xe cộ và hóa chất, và khi môi trường trên thế giới dần dần tệ hơn, thì nền văn minh sẽ phải đối mặt với nguy hiểm khôn lường.

Ở bề mặt, dường như nạn xói mòn và ô nhiễm đất được gây bởi các yếu tố do con người tạo ra. Các yếu tố này bao gồm bùng nổ dân số dẫn đến đô thị hóa, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và nạn phá rừng. Nhưng chẳng phải lý do thật sự cho những tác động tiêu cực lên môi trường là do tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại bị thoái hóa hay sao? Kể từ khi khoa học hiện đại ra đời đến nay, con người ngày càng kém tôn trọng các nguyên lý của vũ trụ. Lẽ phải đã bị thay thế bởi sự ích kỷ. Con người ngày càng tham lam và buông thả bản thân. Tôi có thể nói thêm về sự suy đồi của nhân loại. Chẳng phải luật trời đã dạy rằng con người phải trả lại cho những gì mình đã nhận hay sao? Con người phải trả giá cho sự lạm dụng đất đai. Nhằm kiểm soát được các nhu cầu vượt mức, con người phải tu dưỡng đạo đức. Khi các tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại thăng hoa lên và đảo ngược sự trượt dốc, chư Thần sẽ bày tỏ lòng từ bi và Trái Đất sẽ được phục hồi. Nâng cao tiêu chuẩn tâm tính là nền tảng để bảo vệ đất đai khỏi nạn xói mòn và ô nhiễm. Chỉ bằng cách đó thì nền văn minh mới trường tồn mãi mãi.

Tham khảo:

1. Hiện trạng của Thế giới, một báo cáo về môi trường toàn cầu, L.R. Brown, 1998

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/19821
http://pureinsight.org/node/1393