Suy ngẫm câu chuyện đằng sau «Kinh Dịch»

Tác giả: Thần Quang

[Chanhkien.org] Con người là sinh mệnh rất đặc thù, bởi vì người là do Thần chiểu theo hình tượng của mình mà tạo ra, do đó nguồn gốc con người tự nhiên có quan hệ mật thiết không thể tách rời với Thần.

Văn minh nhân loại lần này, theo «Thánh Kinh» ghi lại là bắt đầu một đoạn thời gian sau khi đại hồng thủy phát sinh. Tại Trung Quốc có truyền thuyết về Phục Hy trong Tam Hoàng, một ngày nọ được Long Mã hiến tặng Hà Đồ trên sông Hoàng Hà. Từ đó người đời sau mới biết được Bát quái, Thái Cực, và Đạo.

Xuất sinh của Phục Hy là rất thần kỳ. Mẹ của ông mang thai ông 12 năm sau mới sinh ra Phục Hy.

Trong một số nền văn hóa cổ xưa đều có truyền thuyết về Thần đến truyền thụ văn hóa cho con người. Từ xuất sinh thần kỳ của Phục Hy có thể suy ra sứ mệnh của ông khi chuyển sinh đến nhân gian, đó là truyền cấp văn hóa của Thần và giáo hóa nhân loại. Do đó Hà Đồ được hiến tặng là giúp đả khai ký ức về sứ mệnh của Phục Hy.

Hà Đồ là một chuỗi sắp đặt những điểm đen và trắng. Nó lấy 1 và 6 ở dưới, 2 và 7 ở trên, 3 và 8 ở trái, 4 và 9 ở phải, 5 và 10 ở chính giữa.

Từ sắp xếp của Hà Đồ có thể nhìn ra nguyên dạng của Thái Cực, bởi vì Hà Đồ lấy 1, 3 làm Dương, tức Dương ngư của Thái Cực, 2, 4 làm Âm, tức Âm ngư của Thái Cực, 5, 10 làm thiếu Âm, thiếu Dương. Vậy là một đồ hình Thái Cực tự nhiên hiện ra.

Phục Hy thông qua Hà Đồ đã nhớ lại Thái Cực và Đạo, từ đó thôi xuất ra Tiên thiên Bát quái.

Đạo gia cho rằng, Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.

Lão Tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo“. Đạo thường hằng dĩ nhiên có thể khiến người ta lĩnh hội được Đạo, hoặc gọi là theo Thiên ý, thiên tượng. Đây là khiến con người tuân theo Thiên ý. Thần tạo người, tuyệt không phải vì nhàn rỗi không có việc, mà Thiên có thiên quy, Thần làm gì cũng đều thuận theo Thiên ý. Thiên ý như vậy, chư Thần mới tạo người.

Nhà tiên tri triều Minh Lưu Bá Ôn có một đoạn dự ngôn như sau trong «Thiêu Bính Ca»: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.” Phật Di Lặc hạ thế truyền Đạo, chính là đại thiên tượng, cũng là Thiên ý tối cao bậc nhất. Do đó, hết thảy Thần, Phật, Đạo trên thiên thượng thiên hạ đều thuận theo Thiên ý mà động theo.

Mà Thần tạo người, nếu thiếu mất Pháp lực của Thần, Phật, Đạo, thì làm sao biết được Thiên ý, thiên tượng? Do đó Phục Hy mới có được Hà Đồ, ấy là Thiên ý để ông thông qua Hà Đồ truyền cấp cho con người, cũng là vì để nhân loại có thể suy đoán thiên tượng và thuận theo Thiên ý. Cũng vì mục đích ấy nên mới khiến các Thánh nhân sau này thôi xuất Hậu thiên Bát quái và diễn thành «Kinh Dịch».

Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều là thông qua «Kinh Dịch» mà dự ngôn biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự ngôn của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian.

Thần lưu lại «Kinh Dịch» chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ. Bởi vì là an bài của Thần, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý.

Nhưng bởi con người mải mê quan sát biểu tượng sự vật bên ngoài, nên rất dễ bỏ quên mặt dự trắc thần kỳ của «Kinh Dịch». Dù sao «Kinh Dịch» cũng là Thần truyền cấp cho con người, khiến con người vừa cảm thấy thần kỳ siêu thường, vừa cảm thán đằng sau sự thần kỳ ấy là điều mà trí tuệ nhân loại vĩnh viễn không thể đạt đến.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/2/54679.html