Vị lai Bát quái phương vị (Phần 12)

Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

(IV) Từ Hậu thiên Bát quái phương vị suy ra Vị lai Bát quái phương vị

2. Tầng ngụ ý thứ nhất của Vị lai Bát quái phương vị

Nói nhiều như vậy, chẳng bằng chúng ta xem thử hàm nghĩa các phương diện của “Vị lai Bát quái phương vị” mà tôi đã đưa ra. Trước tiên chúng ta chiểu theo ý nghĩa “Tiên thiên Bát quái” để tiến hành phân tích, cũng là phân tích theo ý nghĩa vạn vật tự nhiên trong vũ trụ. Mời tham khảo Hình 25, cũng là ý nghĩa đối ứng với vạn vật trong vũ trụ của “Vị lai Bát quái phương vị”.

Hình 25: Ngụ ý vạn vật tự nhiên của Vị lai Bát quái phương vị, tức ngụ ý tiên thiên của Vị lai Bát quái

Thoạt nhìn Hình 25, độc giả có thể còn chưa có cảm giác gì. Thế nhưng một khi đưa Thái Cực vào đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”, thì chúng ta có thể nhìn một cái là rõ ngay. Hình 26 thể hiện quan hệ giữa “Vị lai Bát quái phương vị” và Thái Cực.

Hình 26: Vị lai Bát quái phương vị và Thái Cực

Hình 26 chính là thể hiện cảnh tượng mà tôi mong đợi, Dương trên Âm dưới, Thiên Phong Lôi Điện (Càn, Tốn, Chấn, Ly) tứ tượng trên trời đều nằm ở phần trên của Thái Cực, trở về thiên tượng, làm Dương; Địa Sơn Trạch Thủy (Khôn, Cấn, Đoài, Khảm) tứ tượng dưới đất đều nằm ở phần dưới của Thái Cực, trở về địa tượng, làm Âm. Trời trên Đất dưới, Dương trên Âm dưới, đây là điều chúng ta cần, cũng chính là kỳ vọng của tôi. Thế nhưng loại Bát quái phương vị này xác thực là đã định nghĩa lại Âm-Dương, không còn dựa trên hào vị nữa, mà là hàm nghĩa bản nguyên của vạn vật vũ trụ trong “Tiên thiên Bát quái”. Hơn nữa loại phân biệt Âm-Dương này là tự nhiên mà đúng, cao minh hơn rất nhiều tưởng tượng ban đầu của tôi. “Chính là nó, nó là đây”. Đây là cảm giác đầu tiên của tôi khi nhìn những quẻ tượng này, giống như cảm giác lâu ngày không gặp vậy.

Tiếp đó tôi tiến thêm một bước nữa để quan sát, thì phát hiện thấy “Vị lai Bát quái phương vị” này là cảnh tượng “vạn vật quy vị” sau khi vũ trụ được Chính Pháp. Tứ tượng trên trời nhẹ mà ở trên, tứ tượng dưới đất nặng mà ở dưới, hơn nữa không lại là cảnh tượng đối lập hoàn toàn của vũ trụ ban đầu mà “Tiên thiên Bát quái” phản ánh nữa. Đây là tầng hàm nghĩa thứ nhất mà tôi nhìn thấy từ đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”, cũng là tầng hàm nghĩa liên quan tới “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đại biểu cảnh tượng “vạn vật quy vị” trong vũ trụ. Ngụ ý này đã khiến tôi rất kinh ngạc. Tuy nhiên kết quả tiếp theo không chỉ khiến tôi cảm thấy kinh ngạc, mà chỉ có thể dùng từ “chấn động” để hình dung.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b011.htm