Vị lai Bát quái phương vị (Phần 11)

Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

(IV) Từ Hậu thiên Bát quái phương vị suy ra Vị lai Bát quái phương vị

1. Đưa ra Vị lai Bát quái phương vị

Ở trước tôi đã nói qua, sau khi suy luận được “Hậu thiên Bát quái phương vị” thì việc đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” là rất đơn giản, thế nhưng kết quả lại không hề đơn giản chút nào. Trước tiên chúng ta hãy mô phỏng trình tự suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” với những “tiền đề” và đặt “Hậu thiên Bát quái phương vị” lên trục hình chữ thập như Hình 19.

Hình 19: Hậu thiên Bát quái phương vị và trục hình chữ thập

Như vậy tiếp theo chúng ta phải làm gì nữa? Theo kinh nghiệm suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”, chúng ta phải chiểu theo Lý biến hóa của vũ trụ để tiến hành đổi trục, cũng chính là đem “nhân trục” và “Thần trục” đổi chỗ cho nhau. Tuy lần này cũng là đổi trục, nhưng ý nghĩa đổi trục là khác với lần trước. Khác ở chỗ nào? Lần trước đổi trục là đối ứng với thiên tượng “Thiên nhân đi xuống” của vũ trụ, do đó “Thần trục” chuyển động ngược chiều kim đồng hồ là trục chủ động, “nhân trục” chuyển động chỉ là một loại động theo. Về điểm này, chúng ta đã trình bày ở trước rồi. Còn lần này ý nghĩa đổi trục là khác với “Thiên nhân đi xuống”, mà phản ánh thiên tượng vũ trụ là người trên trái đất (bộ phận những người tu luyện tốt) cần trở về vũ trụ, là một loại cảnh tượng “phản bổn quy chân”; do đó “nhân trục” xoay chuyển thuận chiều kim đồng hồ mới là trục chủ động, còn “Thần trục” xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ chỉ là một loại hưởng ứng. Khi thêm hình chuyển trục vào “Hậu thiên Bát quái phương vị” thì chúng ta được Hình 20.

Hình 20: Cảnh tượng chuyển động của Hậu thiên Bát quái phương vị

Chúng ta giảng rằng Lý biến động thứ nhất của đổi trục là Lý biến động của đại vũ trụ. Từ cảnh tượng chuyển trục này, tôi đã rút ra được một số thông tin quan trọng. Đây là suy đoán của cá nhân tôi, nhưng tôi vẫn cần phải nói ra. Chính là chúng ta có thể thấy “Thần trục” xoay chuyển mang hàm nghĩa “Thiên hỏa hàng” {lửa trời rơi xuống} (quẻ Ly (☲) từ trên đỉnh đi xuống) và “Hoàng tuyền thăng” {suối vàng thăng lên} (quẻ Khảm (☵) từ dưới đáy đi lên). Đây là chúng ta dùng hàm nghĩa của “Tiên thiên Bát quái” để tiến hành giải thích. Tất nhiên “Thần trục” xoay ngược chiều kim đồng hồ còn có một ý nghĩa nữa, mà chúng ta sẽ phải thảo luận.

Hình 21: Trạng thái quá độ thứ nhất từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị

Sau khi đổi trục, chúng ta được trạng thái quá độ thứ nhất từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị. Tiếp theo chúng ta tất phải chiểu theo Lý Thái Cực của tiểu vũ trụ để tiến hành đảo chiều Âm-Dương, đưa Thái Cực vốn đảo ngược được đảo trở lại.

Trong Hình 22 ở dưới, chúng ta đưa Hậu thiên Thái Cực với Âm trên Dương dưới vào đồ hình quá độ, rồi lại chiểu theo Lý tiểu vũ trụ của Thái Cực để tiến hành điều quái qua trục đối xứng là “nhân trục”, lần lượt đổi Khôn (☷) cho Càn (☰), Tốn (☴) cho Cấn (☶).

Hình 22: Điều quái đảo ngược Thái Cực để đưa ra Vị lai Bát quái

Sau khi đảo ngược theo Thái Cực, chúng ta được đồ hình quá độ thứ hai, xin xem Hình 23.

Hình 23: Trạng thái quá độ thứ hai từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị

Tiếp theo, chúng ta vẫn phải điều quái tiếp. Khi suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”, chúng ta là chiểu theo “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ” (Trường tử đại phụ, thiếu nữ đại mẫu) để điều quái, còn lần này thì sao đây? Lần trước chúng ta đã điều bốn quẻ, và lần này cũng cần phải điều bốn quẻ.

Lần trước chúng ta đã biết rằng, chiểu theo Lý tiên thiên thì trái là Dương phải là Âm, nam tả nữ hữu. Nhưng hiện tại chúng ta có trung nữ (quẻ Ly) nằm bên trái, trung nam (quẻ Khảm) nằm bên phải, là cảnh tượng nam-nữ đảo ngược, do đó nhất định phải chiểu theo nam tả nữ hữu, trái Dương phải Âm để tiến hành điều quái, đổi chỗ hai quẻ Ly, Khảm. Tiếp theo, chúng ta còn phải tuân theo “trưởng trên thiếu dưới”, tức nguyên tắc nhân luân người trưởng ở trên, người út ở dưới để tiến hành điều quái, đem hai quẻ Tốn, Cấn đổi chỗ cho nhau (có thể lý giải chiểu theo tự nhiên là gió mây {Tốn} ở trên, núi non {Cấn} ở dưới để tiến hành điều chỉnh). Khi này chúng ta được Hình 24 ở bên dưới. Đây cũng là đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”.

Hình 24: Vị lai Bát quái phương vị đồ

Tại sao tôi khẳng định đây chính là đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”? Ở đây có nguyên nhân nhiều phương diện. Trước hết là bởi vì, tôi chiểu theo chặt chẽ phương pháp và nguyên lý suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” để tiến hành đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, với lần trước làm thí nghiệm và bảo đảm. Thứ hai, tôi có thể giải thích thông suốt mọi nguyên lý trong quá trình đưa ra. Thứ ba chính là kết quả đưa ra này có thể tiết lộ các thông tin. Hai điều đầu tiên chúng ta không bàn luận nữa. Sau đây chúng ta chủ yếu nói về phương diện thứ ba, cũng chính là hàm nghĩa của “Vị lai Bát quái phương vị”.

Trước khi đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, tôi vẫn luôn tưởng tượng về hình dạng của “Vị lai Bát quái”. Chúng ta biết rằng, định nghĩa của “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái” đối với Âm-Dương là khác nhau. “Tiên thiên Bát quái” định nghĩa theo vị trí sơ hào, còn “Hậu thiên Bát quái” là lấy thuộc tính Âm-Dương của một hào nào đó để xác định Âm-Dương của quẻ tượng, từ Lý của vạn vật tự nhiên biến thành Lý nhân luân. Như vậy Âm-Dương của “Vị lai Bát quái” định nghĩa như thế nào? Bởi vì phương pháp hào và hào vị đều đã được sử dụng qua, như vậy tiếp theo chúng ta sử dụng phương pháp nào để định nghĩa Âm-Dương cho quẻ tượng? Sử dụng hào vị khác chăng? Liệu có còn thông qua biến hóa hào vị để phản ánh vũ trụ mới hoặc thuộc tính của vũ trụ thứ hai hay không? Trước đây tôi vẫn cứ nghĩ mãi về vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn có một suy nghĩ thế này. Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Thái Cực” là trái Dương phải Âm, còn “Hậu thiên Thái Cực” là Âm trên Dương dưới, Âm-Dương đảo chiều; như vậy “Vị lai Thái Cực” nhất định phải quy chính trạng thái ‘Âm Dương phản bối’ này, nhất định phải là Dương trên Âm dưới, Âm-Dương không thể tương giao nữa, là cảnh tượng ổn định vĩnh hằng. Đây là cách nghĩ của tôi trước khi đưa ra “Vị lai Bát quái”, và cũng là kỳ vọng của tôi. Tuy nhiên kết quả việc đưa ra “Vị lai Bát quái” này lại thực sự vượt ra khỏi sự tưởng tượng và kỳ vọng của tôi. Trên thực tế, kết quả đưa ra không chỉ thỏa mãn yêu cầu ban đầu của tôi, mà còn chấn động hơn nữa, hoàn toàn vượt xa sự tưởng tượng của tôi. Thế nhưng kết quả này không thể cắt đứt quan hệ với “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái”, thậm chí có thể nói “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái” căn bản chỉ là để phục vụ cho “Vị lai Bát quái”, là bước chuẩn bị. Chúng nguyên là cùng một thể với tự nhiên. Đây là một phương diện khiến tôi vô cùng kinh ngạc.

Mời tham khảo bản gốc: http://www.zhengjian.org/node/71002