Nguyên lý 80/20: Ý nghĩa và nguồn gốc (Phần 7)

Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

6. Lật đổ nhận thức của chúng ta về đa số và thiểu số

Bởi vì chúng ta sống trong một thế giới lấy vật chất làm chủ đạo, nên chúng ta rất dễ lấy cái nhìn và tư duy đã bị vật chất hóa để xem xét hết thảy. Nhưng bản thân vật chất lại khá là “lượng tính”. Ví như khi nhận thức mỗi thành viên trong tổ chức, chúng ta thường có tư duy “mỗi người một phiếu”. Theo cách tư duy này, ý nghĩa tồn tại của một cá nhân với cá nhân khác là đều như nhau; đối với cống hiến cho chỉnh thể cũng như vậy, hoặc quyền lợi cũng như vậy. Đây chính là “nhận thức thông thường” trước khi nguyên lý 80/20 được phát hiện. Thế nhưng loại tư tưởng “người người đều bình đẳng” này hình như là điều nhân loại vẫn theo đuổi, hoặc là mơ mộng. Tất nhiên bài văn này không phải phản đối tư tưởng dân chủ, hoặc là lời bào chữa cho các chế độ chuyên chế. Bởi vì Lý của thế gian con người và Lý của không gian cao tầng là phản đảo; cái gọi là “bình đẳng” mà con người thế gian truy cầu cũng không có gì đáng trách. Tuy nhiên khi nhân tố không gian cao tầng thấm nhập vào nhân loại, thì con người trở nên cực kỳ nhỏ bé, mờ mịt, bối rối; thực ra phép tắc 80/20 cũng là tình huống như vậy. Cũng là nói rằng trong xã hội nhân loại có rất nhiều sự tình có liên quan tới vũ trụ cao tầng và phải phù hợp với Lý ở tầng thứ cao, tức là Lý của con người bị Lý của không gian cao tầng chế ước. Rất nhiều việc nhỏ ở không gian nhân loại thì không gian cao tầng không trực tiếp quản; đó là thuộc về “nghiệp lực luân báo” mà Phật gia giảng, là lựa chọn của bản thân con người. Nhưng rất nhiều sự việc lớn ở nhân gian thì đều có quan hệ với không gian cao tầng. Những sự việc này, Thần nhất định phải quản, hơn nữa còn dùng “Lý của Thần” để quản, tức là phải dùng lô-gíc ở cao tầng để quản. Xoay ngược lại mà giảng, ở thế gian con người, phàm là sự tình mà Thần phải quản thì nhất định là đại sự, nhất định có ý nghĩa càng cao hơn nữa. Do đó khi lý giải một số đại sự ở thế gian con người, chúng ta nhất định phải cải biến phương thức tư duy, học cách sử dụng lô-gíc ở tầng thứ cao để xét vấn đề, thì mới có thể nhìn rõ được, hiểu thấu được. Nếu như chúng ta không cải biến tư duy, thì dẫu Thần có mang thứ gì đó đặt trước mắt chúng ta, e rằng chúng ta cũng không nhìn thấy gì, thậm chí còn cười lớn, chính như Lão Tử giảng: “Bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo” (Không cười thì đó không phải là Đạo)!

Tiếp theo chúng ta lại bàn xem, nguyên lý 80/20 đã lật đổ nhận thức của chúng ta về đa số và thiểu số như thế nào. Chúng ta vẫn một mực cho rằng trong hành vi của quần thể thì cần tuân theo ý nguyện của đa số, phải lấy phương thức 51% phủ nhận 49% để biểu đạt ý nguyện của quần thể. Tuy nhiên pháp tắc 80/20 đã nói với chúng ta một quy tắc hoàn toàn không phải là “mỗi người một phiếu”. Pháp tắc 80/20 khẳng định rằng “thiểu số trọng yếu” thường chi phối “đa số thứ yếu”, ý nguyện của 20% số người thường có thể chi phối ý nguyện của 80% số người còn lại. Bởi vì người với người là bất đồng. Đây chính là khác biệt giữa “quần thể tinh anh” và “quần thể đại chúng”. Theo pháp tắc 80/20, có lúc 20% là “thiểu số” mà chúng ta không thể vứt bỏ được, và có lúc 80% lại là “đa số” mà chúng ta không nhất định phải băn khoăn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/shan/x088.htm