Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánh

Tác giả: Bạch Ca

Đảo Patmos và vị trí “bảy hội thánh” vùng Tiểu Á trong Khải Huyền.

[Chanhkien.org] Trong lịch sử xưa nay, tín đồ Cơ Đốc vẫn coi thư gửi bảy hội thánh đề cập trong «Khải Huyền» là lời tiên tri của Chúa đối với diễn biến của Cơ Đốc giáo qua các thời đại, kỳ thực đây là hiểu sai mà thành. Bởi vì «Khải Huyền» là khải thị cho nhân loại về các sự việc sẽ phải đối mặt, với nội dung là đại hoạn nạn rợp trời dậy đất để thực hiện cái gọi là “kiểm nghiệm” Thánh đồ. Như vậy, nội dung từ chương 1 đến chương 3 cũng nhất định phải có quan hệ với đại hoạn nạn này, và cũng phải mang tính toàn thế giới. Việc hạn định nội dung từ chương 1 đến chương 3 chỉ trong phạm trù diễn biến của giáo hội Cơ Đốc giáo trong lịch sử kỳ thực là báng bổ trí tuệ của Chúa Jesus.

Từ chương 1 đến chương 3 của «Khải Huyền», so với các chương còn lại, thì nội dung khải thị cũng có bất đồng. Nếu như nói từ chương 4 «Khải Huyền» trở đi, nội dung là về đại hoạn nạn khắp thiên hạ hình thành, mở đầu và kết thúc như thế nào, thì nội dung từ chương 1 đến chương 3 chính là chỉ dẫn thế nhân phải vượt qua đại hoạn nạn mang tính “kiểm nghiệm” này như thế nào. Cũng là nói rằng nội dung ba chương đầu «Khải Huyền» thực ra không nằm trong quyển sách với bảy phong ấn, không phải “sự việc tất thành” mà Thánh John nhìn thấy trên thiên giới, mà kỳ thực là Chúa Jesus với trí tuệ của mình đã nhìn thấy vào thời mạt kiếp, thế nhân và tín đồ bị mê hoặc trong đại hoạn nạn, bởi vậy mới lưu lại khải thị trong “thư gửi bảy hội thánh”. Đây thực ra là Chúa Jesus giúp thế nhân và tín đồ phá trừ chướng ngại và mê hoặc, rằng trong đại hoạn nạn phô thiên cái địa mang tính “kiểm nghiệm” này, phải mau tìm tới Cứu Thế Chủ để được cứu rỗi.

Trong đại hoạn nạn tối hậu thời mạt thế này, trong phép thử liên quan đến từng cá nhân này, nếu như người đời có thể tham chiếu khải thị của Chúa Jesus trong thư gửi bảy hội thánh, và có thể thực sự tin vào chỉ dẫn của Chúa Jesus, thì mới tìm được Cứu Thế Chủ chân chính. Đây chính là hàm nghĩa thư gửi bảy hội thánh mà Chúa Jesus đã mạc khải thông qua Thánh John sứ đồ.

Tiết 11 chương 1 «Khải Huyền» viết: “Hãy viết những gì ngươi thấy vào một cuốn sách, rồi gửi cho bảy hội thánh tại Ê-phê-sô, Si-miệc-na, Pẹc-ga-mum, Thy-a-ti-ra, Sạt-đe, Phi-la-đen-phia, và Lao-đi-xê“. Chúa Jesus đã dùng bảy hội thánh này để đại biểu cho bảy chỉ dẫn lớn trong đại hoạn nạn.

Tiết 12, 13, 16 chương 1 «Khải Huyền» viết: “Tôi quay lại để xem tiếng của ai đã nói với tôi; vừa quay lại, tôi thấy bảy cây đèn bằng vàng, ở giữa các cây đèn ấy có ai trông giống như Con Người, mình mặc áo choàng dài tới chân, ngang ngực có thắt đai bằng vàng“. “Ngài cầm bảy ngôi sao trong tay phải; từ miệng Ngài thoát ra một thanh gươm hai lưỡi sắc bén, và mặt Ngài như mặt trời lúc đang nắng chói“. Tiết 20 chương 1 cũng viết: “Đây là huyền nhiệm của bảy ngôi sao ngươi thấy trong tay phải Ta và của bảy cây đèn bằng vàng: bảy ngôi sao là bảy thiên sứ của bảy hội thánh, còn bảy cây đèn là bảy hội thánh“. Chúa Jesus là đến để trải đường cho Cứu Thế Chủ chân chính, đồng thời vào 2.000 năm trước, những người đi theo Chúa Jesus cũng là lưu lại tham chiếu về Thánh đồ đi theo Cứu Thế Chủ ngày nay. Chúa Jesus cũng giống như “sao Mai sáng láng” chiếu đường cho thế nhân tìm đến Cứu Thế Chủ, và những người đi theo Chúa Jesus cũng giống như những ngôi sao rọi đường cho thế nhân, bởi vậy «Khải Huyền» mới nói Chúa Jesus cầm “bảy ngôi sao” trong tay phải, và gọi những người theo Chúa Jesus là “thiên sứ”. Vì các thiên sứ đã theo Chúa Jesus lưu lại bảy loại tình cảnh làm tham chiếu lịch sử, nên cũng giống “bảy ngôi sao” chiếu đường cho thế nhân. Mỗi loại tình cảnh kèm theo một loại tín đồ khác nhau, nên mới gọi là “bảy cây đèn”, “bảy hội thánh”. Vì thư gửi bảy hội thánh kỳ thực là Chúa Jesus chỉ dẫn cho thế nhân phải tìm đến Cứu Thế Chủ trong đại hoạn nạn như thế nào, nên «Khải Huyền» mới nói: “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/14/74200.html