Bàn về tư thế học Pháp

Tác giả: Ngọc Nguyệt

[Chanhkien.org] Tôi có nhận thức tương tự với một học viên, người vừa mới chia sẻ kinh nghiệm trên trang web Minh Huệ về việc chúng ta nên có tư thế học Pháp như thế nào. Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009]:

Chư vị là tu trong mê; nhìn không thấy bộ Pháp này là như thế nào. Khi có thể nhìn thấy một cách chân chính, thì ngôn ngữ kia cũng không hình dung được nổi; không cách nào hình dung được. Quá khứ tôi từng bảo chư vị, tôi nói rằng mỗi chữ đều là tầng tầng trùng điệp chư Phật, Đạo, Thần. Chư vị cũng lý giải không nổi [lời] nói rằng Sư phụ điều gì cũng đưa áp nhập vào trong bộ Pháp này; chư vị hiện nay dùng tư tưởng con người cũng lý giải không được câu nói ấy.”

Tôi nghĩ về một cảnh tượng mà tôi đã trông thấy nửa năm trước. Trong một góc vắng, một cư sĩ ngồi trên nên đất với lưng dựng thẳng ngay ngắn, hai tay nâng một cuốn kinh Phật ở ngang tầm mắt, tụng niệm với lòng cung kính. Cảnh tượng này đã khiến tôi xúc động sâu sắc. Một người thường có thể tụng kinh Phật một cách thành kính như thế, huống hồ chúng ta là những người tu luyện Đại Pháp thần thánh của vũ trụ? Chúng ta phải cung kính và nghiêm túc hơn khi đọc sách Đại Pháp.

Tuy nhiên, chúng ta học Pháp như thế nào? Thực ra, vào cuối năm 2002, tôi bắt đầu ngồi song bàn khi đọc Pháp. Tôi tiếp tục như vậy trong vài năm sau. Trạng thái tu luyện của tôi khá tốt trong thời kỳ đó, và tôi rất tinh tấn. Nhưng trong những năm gần đây, môi trường bên ngoài trở nên nới lỏng hơn và tôi cũng buông lung bản thân hơn. Tôi thường nằm xuống khi thấy mệt và khi học Pháp. Đặc biệt trong hai năm mà tôi kiên định cố gắng học thuộc Pháp, tôi đã gần như vừa nằm vừa đọc nhẩm Pháp. Tôi thật bất kính với Đại Pháp và Sư phụ. Làm sao vô số những tầng lớp Phật, Đạo, Thần trong sách tiết lộ cho tôi những Pháp Lý thâm sâu? Do đó Sư phụ đã cho tôi thấy cảnh một người thường đọc kinh Phật. Tôi nhận ra rằng thật là nghiêm trọng và tôi đã không tôn kính Sư phụ và Đại Pháp. Giờ tôi lại ngồi bắt chéo chân khi học Pháp.

Tu luyện tự nó đã là rất nghiêm túc. Tôn kính Sư phụ và Đại Pháp thậm chí còn nghiêm túc hơn. Trong “Gửi Pháp hội Brazil [2009]”, Sư phụ đã lần đầu tiên thêm chữ “Sư phụ” vào trước tên của Ngài. Chẳng phải điều này có ý nghĩa sâu xa ở đằng sau? Chẳng phải chúng ta có nên tự hỏi: liệu chúng ta đã làm được ‘kính Sư kính Pháp’ hay chưa?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/11/2/62366.html
http://pureinsight.org/node/5888