Gương người xưa: Tái ông thất mã

 

Tái ông thất mã (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm)

Họa và phúc tương sinh với nhau và sự chuyển hóa này khó mà lường trước được.

Xưa có một ông già sống ở vùng biên giới phía Bắc. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Một hôm ông phát hiện ra rằng con ngựa của ông đã chạy mất sang nước Hồ láng giềng. Hàng xóm cảm thấy tiếc cho ông nhưng ông già nói, “Biết đâu nó lại là mang đến một điều phúc?”

Vài tháng sau, con ngựa đã mất tích của ông đột nhiên quay trở về cùng với một con ngựa quý nữa. Hàng xóm đến chúc mừng ông vì điều may đó. Nhưng ông nói “Biết đâu nó lại mang đến tai họa?”

Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, và rồi một hôm anh ta bị ngã ngựa gãy chân và bị què.  Hàng xóm đến an ủi ông nhưng ông lại trả lời “Biết đâu nó lại mang đến điều phúc?”

Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược, và tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân ra trận – kết quả là cứ 10 người đi thì 9 người tử trận. Con trai ông bị què nên được ở nhà và thoát chết.

Phúc có thể trở thành họa, và rồi họa đó lại có thể chuyển thành phúc. Sự chuyển hóa này là vô tận và sự bí ẩn của nó mãi mãi là điều huyền bí đối với nhân loại.

Nguồn: “Các bài học trong đời người” trong “Hoài Nam Tử”, do Lưu An (179 – 122 trước Công Nguyên) biên soạn vào Triều đại Tây Hán.

(Theo The Epoch Times)