Ngẫu cảm khi đọc «Tây Du Ký»: Suy ngẫm về tên của bầy tiểu yêu

Tác giả: Một học viên Đại Pháp

TayDuKy

[Chanhkien.org] Gần đây, lại mơ hồ đọc qua một lần «Tây Du Ký» có hơi hiểu được đôi điều, ở đây muốn cùng chia sẻ với mọi người một chút, nếu có chỗ nào không thích đáng kính xin mọi người từ bi phê bình và chỉ ra cho. Đó là tôi hiểu được trong «Tây Du Ký» có một số tên họ của tiểu yêu có hàm chứa thâm ý bên trong.

Ở hồi thứ 33 “Ngoại đạo mê chân tính, Nguyên thần trợ bản tâm“, Kim giác Đại vương và Ngân giác Đại vương có 2 tên thuộc hạ tiểu yêu tên là “Quỷ Tinh Tế” và “Trùng Lanh Lợi”.

Ngày nay có người khi đối diện với lợi ích trước mắt thì tính toán chi li, chỉ sợ bản thân bị tổn thất, chung sống với người ta mà luôn chỉ nghĩ tới danh lợi, luôn sợ bản thân có đôi chút thiệt thòi. Song người thường trong xã hội ngày nay lại cho rằng làm người thì cần phải như thế, cần phải tinh tế, lanh lợi, cần phải không chịu lép vế, nhưng trong tiểu thuyết thì “tinh tế” với “lanh lợi” lại trở thành tên của bầy tiểu yêu. Tôi ngộ thấy tác giả ở đây có ý nói rõ rằng, người tu luyện nếu như có loại tâm chấp trước này thì có lẽ thực sự chính là đang bị ma chướng cản trở và mê hoặc.

Tiếp theo, tại hồi thứ 41 “Tâm viên tao hỏa bại, Mộc mẫu bị ma cầm“, Hồng Hài Nhi có 6 tiểu yêu thân tín, chúng đều có tên: một con tên là Vân Lý Vụ, một con tên là Vụ Lý Vân, một con là Cấp Như Hỏa, một con là Khoái Như Phong, một con là Hưng Hồng Hiên, một con là Hiên Hồng Hưng”. Trong đó Vân Lý Vụ và Vụ Lý Vân có nghĩa là không lý trí, Cấp Như Hỏa nghĩa là vội vàng hấp tấp, Khoái Như Phong nghĩa là tính tình bột phát, Hưng Hồng Hiên với Hiên Hồng Hưng nghĩa là tính nóng nảy. Nói tới đây ta lại nhìn lại bản thân, kỳ thật rất nhiều lúc cũng là rất hấp tấp, bột phát. Tôi xem ra nhất định chỉ có tu luyện mới dần bỏ được tâm chấp trước này thôi.

Khi xem hồi thứ 62 “Địch cấu tẩy tâm duy tảo tháp, Phược ma quy chính nãi tu thân“, ta thấy trong số tiểu yêu có một tên là “Bôn Ba Nhi Bá” và một tên là “Bá Ba Nhi Bôn”. Chẳng phải đó là khôi hài chỉ ra rằng con người trong xã hội bôn ba phấn đấu cả đời, cuối cùng thăng quan phát tài và xưng hùng xưng bá trong một lĩnh vực nhất định nào đó sao? Tôi ngộ thấy rằng: thực ra đó cũng chính là một thứ tâm chấp trước mà đệ tử Phật gia nhất định cần phải trừ bỏ.

Rồi ở hồi thứ 89 “Hoàng Sư Tử tinh hư thiết đinh ba yến, Kim Mộc Thổ kế náo báo đầu sơn” lại có 2 con yêu tinh đầu sói tên là “Điêu Toản Cổ Quái” và “Cổ Quái Điêu Toản”, có nghĩa là xảo trá tai quái. Hiện nay một số thanh niên được cưng chiều hư hỏng thường tùy hứng mà phát tiết cơn nóng nảy, còn hành vi thì tai quái vô chừng. Đó chẳng đúng là một loại trạng thái tâm lý không bình thường ư?

Tóm lại, lần này tôi đọc «Tây Du Ký» đã hiểu được ra: người tu luyện gặp phải ma nạn đều là tâm chấp trước trong nội tâm của mình gây ra cả, chỉ có loại bỏ tâm chấp trước mới có thể thoát khỏi ma nạn được. «Tây Du Ký» thật sự là một bộ tiểu thuyết vĩ đại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/1/4/57020.html