Não to hơn không hẳn là thông minh hơn

Tác giả: Helena Zhu

Mặc dù có bộ não nhỏ bé nhưng loài ong vẫn có thể đếm, phân loại các vật thể giống nhau và phân biệt giữa các hình dạng đối xứng và bất đối xứng (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Kích thước bộ não của các loài sinh vật có sự khác rất biệt rất lớn: Não của cá voi nặng 20 pounds (tương đương 9kg) với hơn 200 tỉ tế bào thần kinh, não người dao động từ 2,8 đến 3,2 pounds (1,2kg đến 1,45kg) với gần 85 tỉ tế bào thần kinh, và bộ não của một con ong chỉ nặng 0,000035 ounces (0,0009922 gam), chưa tới một triệu tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, các nhà sinh vật học lại cho rằng loài côn trùng, mặc dù bộ não bé, nhưng có thể thông minh như các động vật lớn hơn.

“Chúng ta đều biết rằng nhìn kích thước thân thể là một các hay nhất để đoán kích thước bộ não của động vật”, Lar Chittka, một giáo sư Đại học Luân Đôn, đã phát biểu trong một bài viết đăng trên tạp chí Sinh học Ngày nay. “Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ thông thường, chúng ta không thể nhìn kích thước bộ não mà đoán được khả năng ứng xử thông minh. Các loài có bộ não lớn hơn không phải lúc nào cũng thông minh hơn”.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các loài côn trùng đều có khả năng ứng xử thông minh, vốn là điều mà các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng chỉ động vật lớn mới có thể. Ví dụ như, loài ong mật có thể đếm, phân loại các vật thể giống nhau, và phân biệt các hình dạng đối xứng và bất đối xứng.

Các kết quả từ mô hình nghiên cứu trên máy tính cho biết ý thức có thể được tạo ra bởi các mạch thần kinh vô cùng nhỏ, về lý thuyết có thể phù hợp với kích thước của bộ não côn trùng. Một sinh vật chỉ cần với vài trăm tế bào thần kinh là nó có thể tính và với vài ngàn tế bào thần kinh thì nó có thể có nhận thức, giáo sư Chittka nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật lớn hơn có thể cần não lớn hơn chỉ bởi vì bộ não cần phải kiểm soát nhiều thứ hơn. Lấy một ví dụ, chúng cần hệ thần kinh lớn hơn để cử động các múi cơ lớn hơn. Việc tăng kích thước cho phép bộ não có thể thực hiện các chức năng tinh vi hơn, với giải pháp tốt hơn, mực độ nhạy bén cao hơn, hoặc là chính xác hơn.

Giáo sư Chittka còn cho biết thêm: “Trong các bộ não lớn, chúng tôi thường không tìm thấy sự phức tạp nào hơn, chỉ là sự lặp đi lặp lại vô tận các mạch thần kinh. Điều này có thể làm tăng thêm khả năng ghi nhớ chi tiết hình ảnh và âm thanh, nhưng không tăng  thêm độ phức tạp. Giống như là trong một máy vi tính, trong nhiều trường hợp thì bộ não lớn hơn cũng giống như một ổ cứng lớn hơn, chứ không hẳn là một bộ vi xử lý tốt hơn”.

(Theo The Epoch Times)