Tiếng lóng, ngôn ngữ biến dị của nhân loại

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Nhân tố ‘giảng thanh chân tượng’ bao gồm trong đó sự phơi bày tất cả sự thoái hóa của xã hội. Tiếng lóng là kết quả của sự biến dị trong ngôn ngữ con người. Cùng với tất cả những thứ khác đang liên tục thoái hóa trong nhân loại, không thể tránh khỏi là ngôn ngữ nhân loại sẽ trở nên biến dị hơn nữa. “Kỳ thực nghĩa của từ mà con người hiện đại cải biến đã bị đưa thêm vào đó những quan niệm của con người hiện đại” (“Tùy ý sử dụng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tiếng lóng ngăn người ta giao tiếp như một người bình thường. Nó làm biến dạng hoặc thậm chí đảo ngược nghĩa của từ, làm cho những từ mang ý nghĩa tiêu cực xưa nay trở thành tích cực. Ví dụ từ “bad” (tiếng Anh nghĩa là “xấu”) trong tiếng lóng có nghĩa tích cực và “fat” đánh vần thành ”phat” trong tiếng lóng là biểu thị điều gì đó tuyệt vời. Nó tạo ra toàn bộ ngôn ngữ mới thời hiện đại bị thoái hóa, làm biến dạng cả ý nghĩa và cách phát âm của từ. Sư phụ từng giảng: “Văn hoá của con người là điều mà chư Thần truyền cấp cho con người” (“Tùy ý sử dụng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II), vì thế ngôn ngữ không phải được tạo ra một cách ngẫu nhiên, hay được tạo ra bởi con người. Từ ngữ lúc đương sơ và nội dung của chúng mang ý nghĩa sâu sắc và được tạo ra cho nhân loại bởi các vị Thần để họ có thể giao tiếp với nhau và biểu thị bản thân.

Từ giờ trở đi, tôi phải thừa nhận mình đã sai khi sử dụng tiếng lóng. Lúc đầu tôi không nghĩ quá nhiều, bởi vì nó đã trở thành một phần trong lời nói của chính tôi, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng là đệ tử Đệ Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải viên dung Đại Pháp vào mỗi ngôn từ và hành động của chúng ta. “Người theo thiên mệnh hành sự cõi này và cõi trên. Bằng uy đức và từ tâm, người đem đến lý tưởng cao quý đồng thời theo sát cả những điểm chi tiết” (“Bậc Thánh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Đây chính là có trách nhiệm đối với Đại Pháp và nhân loại. Chẳng lẽ sau này các đệ tử Đại Pháp lại sử dụng ngôn ngữ biến dị được tạo ra bởi con người hiện đại (nhân loại biến dị nhất) để biểu lộ mình? Điều đó không phải là chấp nhận và chứng thực những yếu tố bất chính trong nhân thế hay sao? Chúng ta đang sáng tạo tương lai và chịu trách nhiệm đối với tất cả nhân tố chân chính trong thế giới này. Như Sư phụ giảng: “Là đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, [nó] hết sức chính, chỉ có khả năng làm chính lại hết thảy những gì bất chính” (“Đại Pháp kiên cố không thể phá”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Là đệ tử Đại Pháp, những điều chúng ta hành xử sẽ được dùng làm tham chiếu cho sự tồn tại thích hợp của nhân loại trong tương lai, để đại diện cho sự sống với trạng thái tốt nhất và ngay chính nhất. Chúng ta nên để lại một nền móng vững chắc như bàn thạch cho sự phát triển của nhân loại mới. Bỏ qua những chi tiết nhỏ có thể vô tình gây thiệt hại đến hình ảnh của Đại Pháp.

Chú thích của người biên tập:

Là một học viên phương Tây 64 tuổi, tôi phải nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với cái nhìn sâu sắc của ông Lee (tác giả bài viết). Trong suốt quãng đời của mình, tôi đã chứng kiến sự thoái hóa đáng sợ nhất của tiếng Anh tại Mỹ. Không chỉ tiếng lóng được dùng để đảo ngược và gây nhầm lẫn ý nghĩa truyền thống, mà những từ ngữ “bẩn thỉu” nơi người thường thậm chí lại được dùng và được nghe thấy tại bất cứ đâu. Đi trên đường, trong tiệm tạp hóa, ở trạm dịch vụ hay trong trung tâm mua sắm, hầu như không ai nói chuyện là không có ngôn từ và tiếng lóng dơ bẩn. Tôi dám chắc rằng hầu hết những người trẻ tuổi đang dùng thứ ngôn ngữ thoái hóa này không biết là nó khủng khiếp thế nào. Khi mà tất cả những người cùng tuổi họ đều nói như vậy, họ xem nó là “bình thường”.

Sư phụ giảng:

“Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa?” (“Hòa tan trong Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/957