Tu luyện thể ngộ: Cái nhìn của người tu luyện về sinh tử

Tác giả: Một đệ tử bên ngoài Trung Quốc

[Chanhkien.org] Hôm nay tôi đọc một bài viết trên Minhhue.net. Bài viết nói rằng, “Giải thoát khỏi tính ích kỷ của chúng ta một cách triệt để, và chúng ta sẽ bỏ được nỗi sợ hãi về cái chết”. Theo hiểu biết của tôi, khái niệm sinh tử luôn đi theo một người thường, và đó là một khảo nghiệm để xác định một người sẽ trở thành chỉ là một người tốt hay là một anh hùng.

Tất cả người tu luyện phải vượt qua khảo nghiệm về “sinh tử”. Sư Phụ đã dạy, “Nếu chư vị từ bỏ được sinh tử, chư vị là một vị Thần; nếu chư vị không thể từ bỏ được sinh tử, chư vị là một con người – đây là điểm khác biệt” (“Giảng Pháp tại Mỹ Quốc”). Không ai có thể bỏ qua khảo nghiệm này. Một vài đệ tử nghĩ rằng khảo nghiệm này chỉ dành cho những đệ tử tại Trung Quốc. Điều đó không đúng. Theo hiểu biết của tôi, nếu bạn là một người tu luyện, bạn phải vượt qua khảo nghiệm này bất kể là bạn ở đâu. Tuy nhiên, khảo nghiệm này có thể xảy đến trong những hình thức khác nhau.

Thực sự là, thông qua việc học Pháp, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng, sống và chết là một khái niệm của người thường. Sinh lão bệnh tử là những việc của người thường, đều do nhân quả báo ứng quyết định. Kỳ thực, nguyên thần không bao giờ chết theo thân xác của người đó. Vì lý do đó, cái gọi là “chết” theo quan niệm của người thường chỉ là việc nguyên thần rời khỏi không gian này và rời khỏi thể xác của con người. Nguyên thần không chết. Chỉ khi một người làm quá nhiều điều xấu, kết quả của người đó sẽ là “hình thần toàn diệt”. Đấy mới là cái chết thực sự.

Người tu luyện sẽ không bị bệnh hay già đi nếu chúng ta làm đúng theo Pháp lý của Sư Phụ. Cái chết không tồn tại đối với chúng ta. Sau khi chúng ta tu luyện tâm tính, phản bổn quy chân, chúng ta sẽ không còn nhục thân của người thường và phải chịu đựng luân hồi. Chết là cái nhìn của người thường, thực sự trong cái nhìn của chúng ta, nó chính là sự tái sinh.

Để làm cho mọi việc hoàn toàn sáng tỏ, nếu chúng ta có thể hiểu rõ Pháp lý của Sư Phụ, chúng ta sẽ biết rằng sống và chết không tồn tại đối với người tu luyện. Chúng ta vẫn còn một cơ thể vật chất, chỉ với cơ thể vật chất này chúng ta mới có thể giúp Sư Phụ trong việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Nếu không chấp vào sinh tử thì còn điều gì để sợ hãi? Thật rõ ràng là những ai còn sợ cái chết đã không học Pháp tốt, hoặc là chỉ học lý thuyết, tóm lại là họ không tin tưởng vào Pháp từ tận đáy lòng.

Đây là vấn đề có tin vào Sư Phụ và vào Pháp hay chỉ nhận thức ở lý luận. Thực sự là, chúng ta đối mặt với khảo nghiệm sinh tử hầu như mỗi ngày. Có những người lo sợ việc lái xe trong nhiều năm. Họ lo sợ điều gì? Vào một ngày, một người bạn của chúng tôi vừa mới đậu bằng lái xe, và sau đó, cô ta có thể lái xe trên đường cao tốc. Tôi hỏi cô ta rằng, “Cô có sợ nếu gặp phải một tai nạn?”

“Sợ à?”, cô ta nói, “Chúng ta không thể thoát khỏi những điều xấu và mọi thứ đã được an bài.” Một người thường có thể nghĩ như thế, huống gì chúng ta là những người tu luyện. Đối với sự cố xảy ra tại Flushing, nó chính là khảo nghiệm xem điều gì ở trong tâm của chúng ta. Trong tâm của chúng ta có sợ hãi không và chúng ta sợ hãi điều gì? Vì những lý do khác nhau, một người tu luyện có thể rời khỏi mọi người khi đang xảy ra sự cố. Sau đó anh ta cảm thấy khủng khiếp và hối hận vô cùng. Ý niệm con người nào làm anh ta rời bỏ mọi người?

Một thời gian trước, một học viên lớn tuổi đang trải qua một khảo nghiệm nghiệp bệnh, và chúng tôi đã chia xẻ với nhau qua điện thoại. Bà nói: “Đây vẫn là căn bệnh cũ, và tôi phải uống thuốc và tiêm, nếu không tôi không thể chịu được. Tôi sẽ phải nằm viện và bị gây mê, sau đó tôi sẽ khoẻ lại. Bạn nghĩ gì về điều đó?” Bà ấy đã hỏi tôi một cách chân thành, nhưng tôi đã im lặng. Tôi gần như đã nói: “Hãy buông bỏ sinh tử, tùy vào sự quyết định của Sư Phụ, và theo ý muốn của Sư Phụ.” Vâng đó là thông điệp của tôi, nhưng tôi không thể quyết định cho bà. Đó là phụ thuộc vào bà ấy để ngộ ra điều đó và sau đó tự bà đưa ra quyết định đó. Tu luyện là việc của cá nhân.

Không ai có thể làm điều đó cho bạn. Điều mà các đệ tử khác ngộ ra được thuộc về bản thân họ chứ không phải thuộc về bạn. Vì lý do đó, chúng ta có thể chia sẻ và trao đổi những quan điểm của mình. Vì sự giác ngộ là bản thân mình ngộ được, nếu không thì các vị thần sẽ không kính trọng chúng ta, và nguyên lý của vũ trụ sẽ ngăn cản không cho chúng ta đề cao lên.

Người tu luyện thì không lo sợ vào việc sinh tử. Khi ấy họ còn sợ vào điều gì khác nữa?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/6/53688.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5492