Tính khoan dung

Tác giả: Shan Yuan

[Chanhkien.org] Khi tôi nghe nhiều ý kiến khác nhau của các bạn đồng tu về những sự việc xảy ra liên quan đến việc chứng thực Đại Pháp của tôi, tôi không coi đó là một cơ hội tốt để đề cao bản thân. Tôi lại cảm thấy các bạn đồng tu đối xử không công bằng với tôi. Tâm tôi cảm thấy không yên, và tôi bị quấy nhiểu bởi những chấp chước như đối xử ganh ghét, tranh đấu, ganh tỵ và giận dữ, tôi cố gắng chứng minh là tôi đúng.

Cho đến lúc tôi nhiều lần cố gắng tìm bên trong bản thân mình và nhận thấy được những chấp chước đó, nhưng tôi vẫn không bỏ được. Cho đến hôm qua khi tự dưng từ khoan dung hiện lên trong đầu tôi, và tôi nhận ra trong tim tôi không có những người bạn đồng tu đó, bởi vậy tôi không chịu nhận những lời phê bình từ họ. Tôi chỉ muốn nghe những lời mà tôi thích và không tha thứ cho họ vì những lời mà tôi không thích nghe. Đây không phải là trạng thái tốt của người tu luyện.

Bằng học Pháp nhiều và tìm bên trong, tôi nhận thấy sự tha thứ phản ảnh ở người thường bị hạn chế bởi suy nghĩ của họ. Người cao thượng không để tâm đến lỗi lầm và sai trái của kẽ khác vậy liệu người đó có bị bối rối trước những chuyện không công bằng mà người khác đối xử với mình không? Ngược lại, người suy nghĩ hạn hẹp sẽ cảm thấy rất khó khăn mà nhẫn nhịn và quí mến những người có tính ganh tỵ, khinh thường, và tranh đấu. Đối với người tu luyện, tính khoan dung phản ánh tình trạng tu luyện của họ. Tâm tính cao hơn thì khả năng bao dung lớn hơn. Ví dụ, vua của một ngôi sao hay một thế giới có thể chứa tất cả mọi thứ trong ngôi sao hoặc là thế giới ông ấy chủ trì.

Tha thứ là thể hiện của “Chân, Thiện, Nhẫn.” Một người không thể đối xử trung thực và thật thà với người khác thì không thể có sự tha thứ trong người đó. Những người như vậy còn xa xa lắm mới nói tới chuyện khoan dung tha thứ cho người khác. Là một người tu luyện phải thật sự nghiêm khắc với bản thân theo “Chân, Thiện, Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ.

Trong khi viết bài này, tôi nhớ lại một câu chuyện cổ Trung Quốc, vào đời xưa một đại gia đình gồm khoảng 100 người sống chung nhau trong đó gồm nhiều tiểu gia đình mà họ đối xử với nhau rất tốt. Khi nhà vua nghe được bèn hỏi người đứng đầu trong đại gia đình này: “Làm thế nào mà ông chỉnh lý 100 người sống chung nhau được?” Ông đáp chỉ có một chữ: “Nhẫn” hơn 100 lần. Tôi liên tưởng nhiều chữ nhẫn với tha thứ và nhớ lại lời của Sư Phụ trong “Tinh tấn yếu chỉ” về điều này. Chúng ta là một đệ tử Đại Pháp trong thời chính pháp và chúng ta đang đi trên con đường trở thành thần. Chúng ta hãy gỡ bỏ cái tôi của mình và tha thứ cho người khác.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/31/53114.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5403