Một câu chuyện giác ngộ về thành và bại

Tác giả: Ming Yue

[Chanhkien.org] Xiao Sheng là một nhạc sĩ đánh trống trong ban nhạc nhà trường. Mỗi buổi sáng chào cờ, tất cả thầy cô giáo và học sinh luôn luôn lắng nghe những nốt nhạc của em. Một ngày, em đánh sai mấy nốt và cảm thấy rất xấu hổ. Sau đó, em nghĩ là em sẽ không đánh trống trong ban nhạc nữa. Tôi có kể cho em câu chuyện sau đây:

Ngày xưa có một người cha rất thất vọng về con trai của mình vì em đó không có chút tính đàn ông nào cả, mặc dầu em đã 16 tuổi. Người cha đến gặp một sư phụ dạy Thiền và yêu cầu vị sư phụ giúp con trai của ông ta trở thành một người đàn ông thật sự.

Ông sư phụ nói “Tôi có thể giúp ông; tuy nhiên, ông cần phải để con ông lại đây trong 3 tháng. Trong 3 tháng này, ông không được gặp con ông. Tôi bảo đảm ông sẽ vừa lòng trong 3 tháng”.

Như đã hứa, người cha không đến thăm cho đến hết 3 tháng. Ông sư phụ dựng nên một cuộc thi đấu võ để cho người cha xem kết qủa.

Khi cuộc thi đấu bắt đầu, người cha thấy rằng đối thủ kia là một huấn luyện viên võ thuật.

Người huấn luyện viên này chuẩn bị chu đáo cho cuộc đấu và phải thắng trước khi ông ta tấn công. Về mặt người con trai kia, cậu ta té xuống sàn khi bị tấn công mà không chống cự được gì cả. Tuy nhiên, cậu con trai không bao giờ đầu hàng và đứng lên ngay sau khi bị té ngã. Cuộc đấu cứ như vậy trong hơn 20 lần. Người cha rất mắc cỡ và cảm thấy đau đớn nhưng không nói lên lời nào cả.

Cậu con trai bị thua đau đớn trong trận đấu. Ông sư phụ hỏi người cha “Ông có thấy con trai của ông là người đàn ông thật sự chưa?”

“Tôi cảm thấy rất xấu hổ về nó! Sau ba tháng tập dượt, có kết quả gì đâu?Nó yếu và té xuống sàn khi bị tấn công. Tôi không nghĩ có là đàn ông thật gì cả”. Người cha rất thất vọng.

Ông sư phụ nói: “Tôi rất tiếc là ông chỉ chú trọng về hình thức của sự thất bại và thành công. Ông không thấy rằng con trai ông đủ can đảm và tinh thần cao mới đứng lên được mỗi lần bị té? Thành công là ở chỗ đứng lên lại nhiều hơn là bị té, mà đó chính là một người đàn ông thật sự phải có”.

Người cha được giác ngộ và cám ơn ông sư phụ rối rít, và rồi ông ta đưa con về nhà.

Sau khi nghe xong câu chuyện, Xiao Sheng suy nghĩ và nói với tôi rằng em sẽ cố tâm và tập luyện tất cả các nốt bị sai để mọi người được thưởng thức.

Giác ngộ từ câu chuyện:

Chúng ta không chỉ chú trọng đến kết quả trước mắt khi chúng ta làm điều gì. Những kinh nghiệm học được và những nổ lực cho công việc quan trọng nhất. Nếu cuộc đời con người luôn luôn song suốt, bằng phẳng, thì con người không thể thưởng thức được sự vinh quang của thành công cuối cùng sau nhiều lần bị thất bại mà vẫn không bỏ cuộc. Ðức độ quan trọng nhất là học được kinh nghiệm và kiên trì, can đảm đứng lên bước tới con đường mới để đạt đến thành công cuối cùng.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/gb/da4print.asp?ID=42998
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5326