Một vài suy nghĩ về “áp đặt ý kiến của mình lên người khác”

Tác giả: Một học viên Đài Loan

[Chanhkien.org] Ý niệm “áp đặt ý kiến lên người khác” thì thật là xấu. Khi chúng ta thấy những thiếu xót của người khác, chúng ta có thể chia sẻ sự hiểu biết của mình qua việc học Pháp và giúp đỡ người đó nhận biết ra điều này. Chỉ khi anh ta tự nhận ra chỗ sai xót của mình, thì anh ta mới có thể chịu sửa đổi. Vì thế, chúng ta chỉ có thể chia sẻ sự hiểu biết của mình từ tầng thứ của mình và không thể ép buộc điều đó lên người khác. Sự hiểu biết mà chúng ta có được từ tầng thứ của mình chỉ có thể được sử dụng để tạo đòi hỏi cho chính mình chứ không phải lên người khác. Sự hiểu biết của chúng ta từ bất cứ tầng thứ nào đều tốt để hướng dẫn chúng ta, nhưng nó không phải là sự thật của vũ trụ. Từ một tầng thứ cao, thì sự hiểu biết của chúng ta vẫn chưa phải đúng lắm. Làm sao chúng ta lại khăng khăng áp đặt ý kiến của mình lên người khác?

Khi chúng ta suy nghĩ rằng người nào đó có một quan niệm của người thường và chúng ta muốn thay đổi anh ta, ngay cả khi khăng khăng làm việc này, vậy thì làm điều đó cũng chính là quan niệm của người thường. Từ khía cạnh này, chúng ta, cũng là người thường. Và vì thế, tất cả chúng ta đều là người thường và không ai có thể thuyết phục người khác.

Chúng ta chỉ có thể làm điều này một cách chân thành vì điều tốt cho anh ta và đưa ra sự hiểu biết của mình một cách khiêm nhường. Thêm vào đó, chúng ta cần bỏ đi quan niệm người thường muốn đạt được mục đích. Nếu chúng ta tự đặt đòi hỏi nghiêm khắc và tu luyện chính mình thật tốt, thì các xung đột sẽ từ từ được giải quyết. Thực tế, khi tôi tìm thấy sự thiếu xót ở người khác, thì đó thường là kết quả của chính sự thiếu xót của tôi. Sự hiển hiện trực chỉ đến một chấp trước nào đó của tôi. Nếu chúng ta cứ chấp trước vào chấp trước của anh ta, chấp trước của anh ta sẽ không biến mất khi mà chúng ta không thể trước hết bỏ đi chấp trước của mình. Tôi không thể đặt để ý kiến của mình lên người khác, nhưng khi người nào đó đặt để ý kiến của họ lên tôi thì sao? Tôi nên giải quyết việc này như thế nào? Trước hết, nếu tôi nghĩ rằng người nào đó đang áp đặt ý kiến của họ lên tôi về những gì mà tôi nên làm, điều đó có nghĩa là gì và tại sao tôi nên có cảm giác như vậy? Có đúng chăng nếu tôi nghĩ quan niệm của tôi đúng và không muốn thay đổi? Điều đó phải chăng có nghĩa rằng tôi cứ khăng khăng về sự hiểu biết của chính mình?

Không có điều gì xảy đến với người tu luyện là ngẫu nhiên cả. Rõ ràng, điều đó có nghĩa rằng tôi cần phải từ bỏ chấp trước của mình. Thường thì tôi làm điều ngược lại: anh ta muốn tôi làm điều này thì tôi nhất định từ chối làm như vậy. Giống như khi tôi đang làm một công việc Đại Pháp nào đó và người điều hành không muốn tôi làm những việc khác, tôi từ chối nghĩ đến công việc của anh ta. Một mặt lý trí tôi biết rằng công việc của anh ấy cần tôi, mặt không lý trí của tôi không thể thấy điều đó.

Bởi vì mặt không có lý trí này của tôi, mà những người khác sẽ nói điều đó với tôi để tôi bỏ đi quan niệm người thường của tôi. Vậy thì sự hiểu biết có lý trí đạt được đòi hỏi của Pháp không? Nếu một công việc nào đó thiếu người, phải chăng tôi nên sắp xếp thời gian và giúp đỡ một tay? Nếu tôi không thể trước tiên nghĩ đến người khác, thì cả tổng thể có thể hòa hợp không, tâm tính của tôi có thể nâng cao không, tôi có thể nào làm tốt những việc hiện có không? Vì thế, khi một người nghĩ rằng người nào đó đặt ý định lên mình, thì mình nên nhìn vào chỗ thiếu xót bên trong của mình. Thật nghiêm túc, khi một người cảm thấy rằng người nào đó đặt ý định lên mình, thì đó cũng là lúc người đó đang đặt ý định của mình lên người khác.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/9/48766.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5101