Câu chuyện lịch sử: Làm việc thiện tích đức thì tự nhiên có thiện báo

Tác giả: Lý Kiếm

[Chanhkien.org] Vào Triều đại Nhà Tống, có một số tội nhân được thả ra khỏi nhà tù và bị đày tới đảo Sa Môn. Luật pháp của triều đại đó quy định số người giới hạn trên đảo không quá 300 người. Chính quyền chỉ cung cấp đủ thực phẩm cho 300 tội nhân mà thôi. Hơn nữa, hòn đảo rất nhỏ và không thể chứa được nhiều người. Thông thường, quan phủ sẽ nhấn chìm số tội nhân dư ra xuống biển. Trại chủ của đảo Sa Môn là Lý Khánh, đã nhấn chìm 700 tù nhân xuống biển vào thời ấy.

Khi Mã Mặc lên nhậm chức quan phủ Đăng Châu (ngày nay là vùng Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông), ông ta rất bất mãn với chính sách tàn ác đó. Ông quyết định thay đổi nó. Ông viết sớ tâu lên nhà vua: “Ban Hành pháp của Hoàng cung đã tha tội cho những tội nhân và cho họ sống trên hòn đảo đó, nhấn chìm họ xuống biển khi số người vượt quá 300 là một việc làm chống lại ý muốn của Hoàng Đế. Trong tương lai, nếu số người vượt quá 300, sao không thả những tù nhân đã sống trên đảo một thời gian lâu và yêu cầu họ tự lo cho cuộc sống?”. Hoàng Đế nghe xong bèn nghĩ rằng đó là một ý kiến hay và ra lệnh thay đổi luật lệ. Từ đó trở đi, nhiều tù nhân trên đảo khỏi bị mất mạng oan uổng.

Mã Mặc không có con. Một hôm ông ta nằm mộng thấy một sứ giả của Ngọc Hoàng, (một vị Thần lớn nhất, Thượng Đế, trên trời), đến nói với ông rằng, ông sẽ được cho một đứa con trai và một đứa con gái vì ông đã làm việc thiện cho những người trên đảo. Sau đó, vợ ông thật đã mang thai hai đứa con, một trai và một gái.

Mã Mặc cứu những người trên đảo Sa Môn và ngăn cản người khác phạm tội ác giết người. Ông ta được nhận Thiện báo.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/8/6/38860.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4286