Câu chuyện lịch sử: Đun nồi cháo gạo nóng cho người hầu

Tác giả: Hoằng Nghị

[Chanhkien.org] Vào thời Triều đại nhà Tống,  có người tên là Dương Vạn Lý, vợ của ông ta tuổi đã ngoài 70. Bà luôn thức giậy rất sớm mặc dù trời rất lạnh. Rồi Bà nhanh chóng châm lửa đun nước sôi để làm một nồi cháo gạo lớn. Bà phải mất một thời gian khá lâu mới nấu xong được một nồi cháo gạo. Bà Dương nhẫn nại chờ đợi. Sau một hồi, mùi hương gạo thơm tỏa khắp nhà bếp và lan ra khắp cả sân nhà.

Mùi hương thân thuộc này đã đánh thức những người hầu ở Phía bên kia sân. Sau khi tắm rửa, họ đến nhà bếp để nhận một bát cháo gạo lớn và đầy ắp từ tay Bà Dương. Sau khi họ uống xong bát cháo gạo nóng,  trong lòng họ cũng như toàn thân thể của họ trở nên ấm nóng lạ thường.

Người con trai của bà Dương thấy mẹ sáng nào cũng rất bận thì trong lòng lo lắng.  Anh nói: “Trời thì quá lạnh, sao mẹphải lo toan giậy sớm và làm công việc khó nhọc như vậy?” Bà Dương hiền từ nói, “Mặc dù họ là những người hầu, ta cũng như cha mẹ của chúng yêu thương và lo lắng cho chúng. Bây giờ trời rất lạnh, và họ cần làm việc cho gia đình ta. Ta cho họ uống bát cháo gạo nóng cho họ ấm áp lên để chống lại cái lạnh khi làm việc.”

Văn hóa truyền thống Trung Quốc nói, “Kính trọng người già như cha mẹ, yêu mến trẻ nhỏ như con cái.” Nó dạy chúng ta biết yêu mến người khác như mình muốn được người khác yêu mến. Truyền thống kính trọng người già và yêu mến trẻ nhỏ phản ánh tư tưởng đạo đức trong văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc về trang trải lòng yêu thương đến mọi vật trên thế gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/10/20/40446.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4283