Thành kính

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[ChanhKien.org] Bà tôi là một phụ nữ nông thôn, bà không biết nhiều chữ lắm nhưng rất tín Phật. Hàng năm đều định kỳ ăn chay và thường xuyên dâng hương. Từ khi còn nhỏ, tôi đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện về các vị Thần và Phật.

Bà kể rằng bà đã từng đi cùng một người bạn đến núi Mộc Lan để dâng hương. Trước khi đi, họ chỉ ăn chay và tắm một ngày trước đó. Họ khởi hành lúc trời còn tờ mờ sáng và tối mới về đến nhà. Đồi Mộc Lan cách nơi chúng tôi ở hơn mười dặm. Lúc ấy không có đại lộ, mà bà tôi lại bó chân từ nhỏ, một ngày đi bộ tới lui khoảng 30 dặm là phải có người đi theo, còn muốn lên xuống núi thì vô cùng khó!

Dưới chế độ cộng sản vào thời của bà, thờ cúng Thần bị cấm ngặt và bị coi là mê tín dị đoan. Nhưng bà và bạn bè vẫn kính Thần như cũ. Bà cũng kể cho tôi một chuyện rất thú vị: do thiếu lương thực nên lúc ấy chỉ có thể ăn cháo. Trước khi đi đến đồi Mộc Lan, một cụ bà họ Cung hỏi bà của tôi: “Bà Lô này, trên đường đi nhỡ tụi mình cần tìm nhà xí thì làm thế nào?” Bà tôi trả lời: “Không nghĩ đi kính hương mà nghĩ những chuyện không tốt làm gì”. Không ngờ, trên đường đi, bà Cung phải tìm nhà vệ sinh suốt, nhưng bà tôi cả ngày không cần đến một lần nào. Sau đó, bà Cung hỏi bà tôi rằng chuyện này là sao. Bà tôi trả lời: “Nhân hữu tồn tâm, Thần hữu cảm ứng” (Người có chủ tâm, Thần có cảm ứng).

“Nhân hữu tồn tâm, Thần hữu cảm ứng”, tám chữ mà bà nói khắc sâu trong tâm trí tôi, lúc bấy giờ mặc dù còn nhỏ, chỉ hiểu những lời này một chút, nhưng trong nội tâm tôi đã gieo một hạt giống kính Thần.

Dù bà chưa bao giờ được đi học, nhưng thường nói những lời lẽ rất thâm sâu như “Nhãn bất kiến vi tịnh” và “trách người không bằng trách mình”, đây là kết quả của việc từ nhỏ bà đã được được hun đúc trong văn hóa truyền thống. Bà vô cùng thành kính đối với Thần Phật, cũng ảnh hưởng sâu đậm đến tôi.

Cổ nhân đối với Thần là phi thường thành kính, thường xuyên muốn trai giới, tịnh thân, gột rửa, kính hương, con người hiện tại khó có thể so bì được, cho dù có làm giống vậy thì vẫn không thể thành kính bằng cổ nhân. Chúng ta hẳn đều quen thuộc với những điển cố “Trình môn lập tuyết” (Lập thành đống tuyết trước cửa nhà họ Trình), Lưu Bị “ba lần đến lều tranh”, Trương Lương đợi Hoàng Thạch Công… đều là các tấm gương về sự thành kính của người xưa. Giống như “lòng thành khắc linh nghiệm”, như “tám điều mục” trong “Thành ý chính tâm” của Nho gia đều nói về thành kính.

Sư phụ đã giảng trong “Luận Ngữ” của Chuyển Pháp Luân:

Nhân loại đối với biểu hiện của Đại Pháp tại thế gian có thể thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng thích đáng thì sẽ mang đến hạnh phúc hay vinh diệu cho người, dân tộc hoặc quốc gia.

Là đệ tử Đại Pháp, dù chúng ta không cầu “hạnh phúc hay vinh diệu” ở thể gian, mà là muốn viên mãn theo Sư phụ trở về nhà, chẳng phải là đối với Đại Pháp càng phải “thành kính và tôn trọng” sao? Bởi vì văn hóa truyền thống đã bị phá hủy, rất nhiều đồng tu đối với Sư phụ, đối với tu luyện là thiếu sót ở phương diện “thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng thích đáng”, đơn cử mấy ví dụ:

Khi mới đắc Pháp, có lần tôi đưa cho một đồng tu kinh văn mới của Sư phụ. Trong cả hai lần, anh ta chỉ nhìn lướt qua rồi gập lại nhét vào túi áo và tiếp tục làm việc khác. Lúc ấy tôi thất kinh: “A, làm sao mà như vậy?”

Hàng năm, ở địa phương thường tổ chức Pháp hội vào ngày 13 tháng 05 tức là ngày sinh nhật Sư phụ, luôn có người biết rõ ràng nhưng cũng không tham gia, cũng có người còn đến muộn. Ngày 13 tháng 05 là ngày gì? Một năm có bao nhiêu ngày 13 tháng 05? Chúng ta sẽ còn có bao nhiêu ngày 13 tháng 05 nữa? Còn điều gì mà chúng ta chưa thể buông bỏ đây?

Trên thực tế, trạng thái tu luyện của những đồng tu này đều đang rất không tốt. Sự việc này với tâm thành kính của họ khẳng định là có liên quan.

Tầng thứ tu luyện còn hữu hạn, nếu có thiếu sót mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7293