Đại Pháp từ bi khai thiên ân, cứu thế nhờ vào Chân Thiện Nhẫn

Tác giả: Huệ Kiếm

Chữ chân (真): chữ kim văn tiểu triện gồm chữ chủy (匕cái muôi) và chữ đỉnh (鼎cái đỉnh, cái vạc). Chủy có nghĩa là cúi nhặt được. Chữ đỉnh (鼎) biểu thị sự uy nghiêm, trang trọng như cái đỉnh, thể hiện sức mạnh, quyền uy, có tính áp chế, có thể giữ cho sự vật kiên định, ổn định, không dao động trong một trạng thái nào đó. Nghĩa gốc của chữ này là trấn (镇trấn áp, giữ yên). Nghĩa hiện tại thường dùng là “chân thực”, “chân chính” .

Như vậy nghĩa gốc của chữ chân (真) là trầm trọng, ổn định, các chữ ghép với chữ này gồm có:

Trấn (镇): chữ tiểu triện, gồm chữ kim (金kim loại) và chữ chân (真), thể hiện trạng thái áp chế chặt chẽ, ổn định như kim loại.

Chấn (瑱vật để đè): chữ tiểu triện, gồm chữ ngọc (玉) và chữ chân (真). Ngọc chấn, vật chặn giấy làm bằng ngọc.

Chẩn (縝、缜kỹ càng): gồm bộ mịch (糸sợi tơ) và chữ chân (真), nghĩa là ổn định, không hỗn loạn, điềm tĩnh, thấu đáo.

Chân (鬒búi tóc): chữ tiểu triện, gồm chữ tiêu (髟tóc dài) và chữ chân (真), nghĩa là cố định tóc lại.

Sân (嗔cáu giận): chữ tiểu triện gồm chữ khẩu (口cái miệng) và chữ chân (真), dùng giọng nói để trấn át, dọa nạt.

Sân (瞋trợn mắt): chữ tiểu triện gồm chữ mục (目 con mắt) và chữ chân (真), dùng ánh mắt để áp chế người khác.

Thận (慎 cẩn thận, thận trọng): chữ tiểu triện, gồm chữ tâm (心trái tim) và chữ chân (真), chỉ sự ổn định về tâm lý. Nghĩa hiện tại thường dùng chỉ thái độ làm việc cẩn thận, siêng năng, tỉ mỉ; tâm thái an định, trấn tĩnh.

Điên (颠điên đảo): chữ tiểu triện, gồm chữ chân (真) và chữ hiệt (頁đầu não), nghĩa là gây sức ép lên đỉnh đầu. Nghĩa hiện tại thứ nhất là nghiêng ngả (vật bị thứ khác rơi xuống đỉnh khiến nó chòng chành, chao đảo). Nghĩa thứ hai là lật nhào (vật bị đè lên đỉnh khiến nó lật ngược xuống). Nghĩa thứ ba là lang bạt kỳ hồ (chỉ chất lỏng bên trong bình chứa thức ăn bị tròng trành, tràn ra ngoài miệng bình, chảy khắp xung quanh, mô tả cuộc sống không an định, phải mang theo đồ dùng nhà bếp mà bôn ba khắp nơi).

Điền (滇 tên gọi tắt của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc): chữ tiểu triện, gồm chữ thủy (水nước) và chữ chân (真), nghĩa là sự áp chế tại ngọn nguồn của dòng nước. Từ này dùng để chỉ một hồ nước lớn trên cao nguyên Vân Quý.

Điền (填 lấp đầy): chữ tiểu triện, gồm bộ thổ (土 đất) và chữ chân (真), nghĩa là mang đất đã đào lên lấp trở lại hố, khiến cho vật ở trong hố bị đất lấp lên mà ổn định, bất động.

Điền (阗tràn đầy): chữ tiểu tiểu triện gồm bộ môn (門cửa) và chữ chân (真), ý nghĩa là tràn ra cửa, ví dụ: quân đội tràn ra chiếm giữ các cửa ải.

Các chữ ghép với chữ điên (颠) gồm có:

Điên (癫điên loạn): gồm chữ bệnh (疒 bệnh tật) và chữ điên (颠), chỉ bệnh lý ở đầu do không có khả năng an định (bệnh động kinh: không thể giữ ổn định đầu não, triệu chứng ý thức ngừng nghỉ có tính gián đoạn).

Điên (巅đỉnh núi): gồm chữ sơn (山 núi) và chữ điên (颠), chỉ đầu đỉnh ngọn núi.

Không có sự vật nào có thể được phép xấu đi một cách triệt để. Cho nên nếu Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến cho đạo đức con người băng hoại toàn diện, hủy diệt toàn bộ, vậy thì nó sẽ đối mặt với việc bị lịch sử thành trụ hoại diệt trong vũ trụ đào thải, đưa đến kết cục đáng sợ. Vào thời khắc thực sự nguy vong, Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp dùng pháp lý tối cao Chân Thiện Nhẫn để thức tỉnh con người, đây là cuộc chiến kinh tâm động phách với ĐCSTQ đang bên bờ vực sụp đổ nhằm cứu vãn nhân tâm, nhân tính con người. Thiện và ác, chính và tà cùng xung đột, giao tranh với nhau, trong tỉnh và mê, sinh và diệt, mỗi người cần đưa ra lựa chọn cho mình. Những người nghe theo sự đầu độc của ĐCSTQ mà thù hận Đại Pháp, lấy oán trả ân, vì hám lợi mà không màng sống chết, sẽ bị xiềng xích trong địa ngục. Những người nhìn rõ ĐCSTQ mới là kẻ gây họa cho Trung Quốc, giết người lương thiện, từ đó mà dừng cương trước bờ vực, hãy hủy bỏ lời thề độc khi gia nhập đảng, nhảy khỏi con tàu hải tặc đó, đây là cơ duyên duy nhất mà Đại Pháp ban cho con người để tìm được đường sống trở về từ cõi chết. Những quy định pháp luật mà ngay cả người hoạch định ra nó cũng không tin tưởng và tuân thủ, lại hi vọng nó có thể chỉnh đốn được người khác thì chẳng phải là vọng tưởng sao? Cứ tuân theo những quy tắc này thì sẽ không còn đường thoái lui, chỉ có thể ngày càng bị lún sâu vào vòng xoáy giả dối, tà ác, bạo lực của ĐCSTQ, cuối cùng tất phải rơi vào vực thẳm.

Thiện (善): chữ kim văn tiểu triện, gồm bộ dương (羊 con dê, may mắn) và song ngôn (双言lời nói), biểu hiện phong thái an nhàn, thoải mái, hiền lành, tường hòa.

Thiện (膳bữa ăn): chữ kim văn tiểu triện, gồm chữ nhục (肉 thịt) và chữ thiện (善), chỉ sự thân thiện với cơ thể, dễ tiêu hóa hấp thu.

Thiện (缮tu sửa, hoàn thiện): chữ tiểu triện gồm bộ mịch (糸 sợi tơ) và chữ thiện (善), sử dụng sự vật và phương thức thân thiện để tu bổ, bảo dưỡng, nhằm giữ được mối quan hệ hòa hợp với vật được tu sửa.

Thiện (蟮con giun): gồm bộ trùng (虫sâu bọ) và chữ thiện (善), chỉ một loài vật hiền lành, không có khả năng kháng cự.

Thiện (鳝con lươn): gồm chữ ngư (鱼) và chữ thiện (善), chỉ một loài vật hình rắn mang cá hiền lành sống ẩn dật, không có khả năng kháng cự.

Các đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm lớn lao kéo dài cơ duyên trân quý trôi qua trong chớp mắt này, dùng hành động vĩ đại giảng chân tướng, vạch rõ đúng sai, thức tỉnh lương tâm con người, đưa họ từ nơi trần thế hỗn loạn đen tối mà quay về trời. Các đệ tử Đại Pháp chính là lực lượng duy nhất giúp thay đổi thế giới này. Khi thế giới được tái tạo lại mới bởi quy luật thành trụ hoại diệt của vũ trụ, thì ĐCSTQ hủ bại cực độ cùng những thứ giả ác đấu do nó tạo nên đều sẽ tan thành mây khói, những người đi theo nó cũng sẽ bị chôn vùi một cách bi thảm trong thống hận. Duy chỉ có những người tốt tin theo Chân Thiện Nhẫn, đi theo con đường tốt đẹp mới có tư cách và may mắn đạt đến cảnh giới mới hoàn thiện, hoàn mỹ. Hãy trân quý cơ duyên và mau chóng từ bỏ những độc tố của ĐCSTQ trong tư tưởng, nhận rõ chính tà, giữ vững lập trường đúng đắn mới có thể thực sự có trách nhiệm với tương lai của mình.

Nhận (刃 lưỡi đao) nghĩa là khiến cho phù hợp mà ổn định, đi vào quỹ đạo, đúng chỗ của mình. Tham khảo những chữ ghép với chữ  nhận (刃) như sau:

Nhẫn (刃): chữ kim văn tiểu triện, gồm chữ nhận (刃) và nét chấm (丶), biểu đạt con dao đã nhằm đúng vào điểm then chốt của vật thể và đợi bước tiếp theo cắm vào bên trong, chữ này biểu thị lưỡi dao đã vào đúng vị trí.

Nhẫn (纫 khâu vá): chữ tiểu triện, gồm bộ mịch (糸 sợi tơ) và chữ nhận (刃), giữ cho vải vóc ổn định vào đúng vị trí, giúp các vật liên quan vào đúng vị trí.

Nhẫn (轫 cái chặn bánh xe): chữ tiểu triện, gồm bộ xa (車 xe cộ) và chữ nhận (刃). Vào thời xưa người ta dùng miếng gỗ chèn vào dưới bánh xe để chặn không cho bánh xe lăn.

Nhẫn (仞 đơn vị đo lường thời xưa): chữ tiểu triện, gồm chữ nhân (人 người) và chữ nhận (刃), là đơn vị để đo chiều cao thân thể người.

Nhẫn (忍): chữ kim văn tiểu triện, gồm chữ nhận (刃) và chữ tâm (心), trong ý thức tư tưởng giữ thái độ chịu đựng đối với bộ phận đã bị tổn thương, nghĩa thường dùng là dung nhẫn, nhẫn chịu, nhẫn nại.

Nhẫn (韌、韧 dẻo dai): chữ tiểu triện gồm chữ vi (韋 da thuộc) và chữ nhận (刃), chỉ vật thể có khả năng uốn cong hình dạng tốt (khi uốn cong không dễ bị đứt gãy).

Nhận (認、认 nhận thức): gồm bộ ngôn (言 lời nói) và chữ nhẫn (忍), biểu thị ý nghĩa dung nhẫn, chấp nhận, thừa nhận, nghiêm túc.


Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238867