Vàng không có vàng mười, người không có người hoàn thiện

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Một hôm, chị tôi kể câu chuyện về cha tôi. Ông đã minh bạch chân tướng Pháp Luân Công, thích xem các chương trình của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân và đi đến đâu cũng giảng chân tướng ở đó. Một hôm, cha tôi có việc phải đi xa và nghe thấy một nhóm người đang bàn tán về Pháp Luân Công. Một người trong đó nói: “Pháp Luân Công tốt. Đừng có tùy tiện nói xấu về pháp môn này.” Cha tôi nghe thấy, bước tới chỗ họ và nói: “Các con trai và con gái tôi đang tu luyện Pháp Luân Công”. Người này lập tức nắm chặt tay cha tôi và nồng nhiệt mời cha tôi vào nhà ngồi chơi. Khi cha tôi vào nhà, ông ấy trà bưng nước rót, rất mực cung kính, và bảo cha tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công tường tận cho ông ấy. Cha tôi bắt đầu nói rõ sự thật về vụ tự thiêu Thiên An Môn và sự thật về tà đảng Trung Cộng, ông cũng đề cập đến các tin tức và bình luận của Đài truyền hình Tân Đường Nhân mà ông xem gần đây.

Sau khi nghe chuyện này, đột nhiên tôi có nhận thức mới với câu thành ngữ “vàng không có vàng mười, người không có người hoàn thiện”. Những thành kiến của  tôi trước đây với cha cũng đã thay đổi.

Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn có thành kiến với cha, cho rằng cái “thiện” của cha không phải là chân thiện. Cha không xấu bụng, nhưng biểu hiện của cha là chỉ thiện đối với những người ông thích và sẵn lòng lôi cả tấm lòng ra đối đãi với họ, có thể sống chết vì họ. Ông thuộc dạng người hướng ngoại, không chú ý đến gia đình, do đó tôi luôn không hiểu được những gì ông làm, có thành kiến rất nặng với ông. Nhưng cha có một điểm rất đáng quý: sau khi minh bạch chân tướng Pháp Luân Công, ông trở thành một cơ quan truyền thông sống. Ông đi đến nơi nào cũng đều giảng chân tướng ở nơi đó, không có chút sợ sệt, với ai cũng dám nói. Sinh mệnh minh bạch chân tướng mới là đáng quý nhất. Tôi  sao có thể cứ chấp mê vào thành kiến ngu ngốc của mình mãi thế?!

Con người đâu chỉ một đời, đời đời kiếp kiếp đều trong cái mê không tên, trong vô tri đã làm biết bao chuyện xấu. Ngày nay có được thân người đến thế gian, làm sao họ có thể hạnh phúc mà không hoàn trả nghiệp? Biểu hiện của nghiệp lực đều không hẳn giống nhau, cho nên biểu hiện trên thân thể, tính cách, tính khí, bản tính, đặc tính của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Người này xem xét đánh giá người kia, đều trên quan niệm hậu thiên hình thành mà nhìn vấn đề, đặc biệt ngày nay chúng ta còn bị văn hóa đảng đầu độc, chỉ nhìn khuyết điểm của người khác mà không nhìn xem mình. Khi gặp mâu thuẫn lại dùng tư duy giả, ác, đấu để xem xét người khác, thấy người khác chỗ nào cũng sai, nghĩ mọi cách để chứng minh mình đúng đắn, sáng suốt. “Vàng không có vàng mười, người không có người hoàn thiện” câu thành ngữ này giờ đây lại trở thành lời biện hộ giúp người nói che đậy cho chính bản thân mình, ra vẻ mình rất cao thượng và hiểu rõ sự đời.

Con người nếu không có tư tưởng đúng đắn chỉ đạo thì cảnh giới tư tưởng và tinh thần không thể thăng hoa lên được. Khi gặp mâu thuẫn thì không thể có được sự hiểu biết chân thực sáng suốt. Cổ nhân có văn hóa truyền thống dẫn dắt, khi gặp vấn đề họ sẽ tìm ở bản thân mình, “Kiến hiền tư tề” (thấy người hiền tài thì suy nghĩ làm thế nào để mình cũng trở thành hiền tài như họ), “Kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh” (thấy người chưa tốt thì lại tự xem mình xem mình cũng có những cái chưa tốt như họ không). “Vàng không có vàng mười, người không có người hoàn thiện”, câu này chứa đầy sự hiểu biết về nhân tính, chứa đầy sự khoan thứ và bao dung đối với con người.

Những biểu hiện hiện thực chính mắt mình nhìn thấy không nhất định là sai. Oan oan tương báo, đời trước nợ, đời này trả, làm gì có sai? Nếu không phải trạng thái như thế thì sẽ không trả được nghiệp. Đào sâu suy nghĩ, “Vàng không có vàng mười, người không có người hoàn thiện” câu thành ngữ này còn bao hàm ý nghĩa khai mở cho con người suy nghĩ về sự tồn tại của sinh mệnh, xem xét mối quan hệ giữa sinh mệnh và vũ trụ.

Con người cần phải ở trong cõi mê này mà đạt được nhận thức của riêng mình, quay trở lại với bản tính thiện lương của con người. Muốn được như vậy thì về căn bản phải vứt bỏ văn hóa đảng của tà đảng Trung Cộng, thực sự hiểu rõ chân tướng Pháp Luân Công. Có điều kiện thì đọc “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Công). Dưới sự dẫn dắt của đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn, người ta sẽ có thể từng bước xóa bỏ các quan niệm của mình và đồng hóa với các đặc tính này. Lúc đó quan niệm của bản thân sẽ bất tri bất giác thay đổi về căn bản, họ sẽ có nhận thức riêng hoàn toàn mới về vũ trụ và sinh mệnh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/150343