Gánh nặng tuổi 13 (2)



Tác giả: Đàn Trần

Tiếp theo phần 1

[ChanhKien.org]

Còn nhỏ thế này sao thần kinh đã không bình thường?

Khi học viên Pháp Luân Công bị bức hại, khó có ai có thể tưởng tượng nổi áp lực mà người nhà của họ phải chịu đựng.

Hà Tuyết Nhung người thôn Nam Cực Miếu, làng An Gia Tự, thị trấn Dịch Mã, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc. Tháng 10 năm 2000, cô lên Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Công và bị bắt. Sau khi bị bắt và trở về, cô bị giam giữ phi pháp tại trại giam giữ huyện Khánh Dương. Một hôm, đại đội trưởng đội an ninh nội địa Môn Ngạn Cảnh cùng đồng bọn trói ngược tay cô và một học viên Pháp Luân Công khác là Cao Ngọc Kim, trước ngực cô bị treo một tấm bảng lớn bằng gỗ “làm rối loạn trật tự xã hội”, tấm bảng rộng 130 cm, dài 100 cm, dày 60 cm, rất nặng, và được treo bởi một sợi dây thép làm cho người bị treo đau đớn giống như có con dao đang cứa cổ. Họ bị lôi ra khỏi trại tạm giam, trước và sau họ đều là xe cảnh sát và cảnh sát vũ trang, cô và Cao Ngọc Kim cùng hai nam phạm nhân nữa bị cảnh sát quát bảo chạy về phía trước, nếu không chạy nhanh, cảnh sát liền dùng nắm đấm đánh vào sau gáy. Cô đã bị đánh mấy lần. Chạy bộ khoảng 100 m, bốn người họ bị đưa lên thùng xe nhỏ.

Kẻ ác đã lôi họ đến nơi cô ở, bước xuống từ thùng xe, trước sau đều là xe cảnh sát và cảnh sát vũ trang. Hôm đó mọi người ở trấn Dịch Mã đều tụ tập lại xem, họ quát nạt, vừa đánh vừa lôi cô lên sân khấu Dịch Mã và tiến hành cái gọi là “xét xử công khai”. Thẩm phán vừa nói xong những lời bôi nhọ Pháp Luân Công, trước mặt dân làng đang vây quanh xem xét xử, họ bị cảnh sát vặn một cánh tay ra sau lưng, rồi dùng dây buộc một tay trên một tay dưới vào nhau, họ đạp lên chân dùng hết sức để trói chặt. Hai cánh tay bị trói khiến xương kêu răng rắc, thân thể bị cuộn tròn lại, họ bắt cô đứng thẳng dậy. Nửa đêm ngày 27 tháng 12, Hà Tuyết Nhung bị ép đưa đến trại lao động cưỡng bức nữ Bình An Đài tỉnh Cam Túc.

Thủ đoạn bắt ép học viên Pháp Luân Công đi diễu phố và xét xử công khai của Trung Cộng không chỉ hủy hoại thân tâm của người bị xử, quan trọng hơn là mượn cớ đó để đe dọa quần chúng. Đâu phải bởi vì các học viên kêu oan cho Pháp Luân Công mà bị cái gọi là xét xử công khai? Rõ ràng là Trung Cộng muốn làm nhục các học viên và Pháp Luân Công!

Sau khi Hà Tuyết Nhung bị bức hại, cả gia đình như bị sương giá bao phủ. Con gái cô chưa học xong cấp hai vì bị áp lực tinh thần quá lớn, đã phải bỏ dở việc học hành để ra ngoài làm thêm. Hà Tuyết Nhung bị giam giữ phi pháp hai tháng tại trại tạm giam huyện Khánh Thành, người nhà đã giấu không cho cha cô biết chuyện. Con gái cô vô tình nói ra, cha Hà Tuyết Nhung biết được chuyện con mình bị bắt, không chịu được cú sốc tinh thần quá lớn, nên khoảng hai, ba ngày sau ông qua đời. Mẹ và em trai Hà Tuyết Nhung cùng một số người nhà đã chửi mắng con gái cô một trận làm cho áp lực cô bé ngày một lớn, từ đó nó đã bỏ nhà ra đi, bặt vô âm tín suốt hai năm.

Trong thời gian Hà Tuyết Nhung bị giam giữ phi pháp tại trại tạm giam Khánh Thành, con gái 13 tuổi của cô bị bệnh mụn rộp. Bệnh của con vẫn chưa khỏi, cô lại tiếp tục bị bắt lao động cưỡng bức. Sau khi hết hạn, con gái cô vì sợ hãi quá nên bệnh tình nặng thêm, nằm trên giường không dậy nổi, cả ngày không nói năng gì, không chịu ăn cơm, thuốc cũng không uống. Không còn cách nào khác nên đành bắt nó phải uống thuốc, mấy lần cấp cứu trong bệnh viện, đến cuối cùng thì thần kinh trở nên không bình thường, đến nay vẫn bệnh tình vẫn chưa khỏi. Hiện nay cháu đã 15 tuổi nhưng dáng vẻ vẫn thẫn thờ, ngơ ngẩn.

Vì sao cô bé 13 tuổi phải uống thuốc sâu tự tử?

Bé gái Lý Thanh Thanh, nhà ở Cửu Xã, thôn Chu Vũ, trấn Lạc Hoàng, khu Giang Tân, thành phố Trùng Khánh. Năm 2000 cha cháu đã chết trong bệnh viện; ngày 19 tháng 12 năm 2001, mẹ cháu bị bắt và đến mùng 02 tháng 01 đã bị bức hại tới chết tại lớp tẩy não Đông Môn, ở Giang Tân. Cháu bé bơ vơ không còn cha mẹ để dựa dẫm đành phải đến sống nhờ nhà người cậu.

Thanh Thanh đáng thương thường khóc vì nhớ mẹ. Nhưng bởi vì tập đoàn Giang Trạch Dân tuyên truyền vu khống và khủng bố trấn áp đối với Pháp Luân Công, nên bạn bè cùng trang lứa đều tránh xa, không dám chơi cùng Thanh Thanh. Cháu bé mới 13 tuổi đã không cách nào chịu đựng được sự giày vò tâm hồn hết lần này đến lần khác nên đã uống 100 ml thuốc sâu tự tử. Khi người xung quanh phát hiện cháu uống thuốc sâu, cũng không có ai dám đến cứu. May là Thanh Thanh đã uống phải thuốc trừ sâu giả nên mới không bị thần chết lấy đi sinh mệnh.

Thiếu nữ bị cưỡng bức

Học viên Pháp Luân Công tên Ngọc Liên (hóa danh) ở huyện Mộc Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, tháng 05 năm 2000, Ngọc Liên đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, trên đường đi cô đã bị cảnh sát trên tàu tạm giữ phi pháp, về sau bị cảnh sát huyện Mộc Lan đưa về và giam giữ phi pháp. Hai đứa con một trai một gái không có người chăm nom. Trong thời gian bị giam giữ phi pháp đó, con trai 14 tuổi của cô vì không có người trông nom nên đã bị chết vì đuối nước. Tối ngày 22 tháng 08 năm 2001, Ngọc Liên lại bị bắt giữ và bị lục soát nhà phi pháp. Trong nhà chỉ còn lại con gái 13 tuổi không ai chăm sóc. Trong thời gian bị giam giữ phi pháp hơn 20 ngày, con gái cô một mình ở nhà và bị người khác cưỡng bức.

Năm 1998, học viên Pháp Luân Công Phù Quế Anh ở thành phố Hoắc Lâm Quách Lạc, khu tự trị Nội Mông, có cô con gái 11 tuổi Trương Điện Chiêu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng mẹ. Tháng 09 năm 1999, Phù Quế Anh bị bắt đi cải tạo lao động phi pháp vì lên Bắc Kinh chứng thực Pháp. Năm 2000, trường học phát động học sinh ký tên phỉ báng Pháp Luân Công, năm đó Điện Chiêu 13 tuổi, cháu bé đã từ chối ký tên nên bị bí thư đảng ủy trường Mạnh Hiến Dân gọi lên nói chuyện. Phòng 610 thành phố và công an đã gây áp lực lên trường, nhiều lần uy hiếp yêu cầu Điện Chiêu ký tên và viết giấy cam kết, nếu không sẽ bị đuổi học. Điện Chiêu trở về nhà, đóng cửa khóc một mình, không dám cho người nhà biết vì sợ giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng và bí thư đảng ủy sẽ trừng phạt nặng hơn.

Ngày 01 tháng 03 năm 2001, trường học mượn cớ cha mẹ Điện Chiêu đều tu luyện Pháp Luân Công từ chối cho cháu tiếp tục học. Về sau nhờ công ty giúp đỡ, nhà trường đồng ý tiếp nhận. Tuy nhiên, hàng tuần bí thư đảng ủy trường Mạnh Hiến Dân đều tìm cô bé để nói chuyện, yêu cầu cháu hàng tuần đều phải viết một bản tường trình, ép buộc cháu đoạn tuyệt quan hệ với Đại Pháp cũng như cha mẹ.

Ngày 25 tháng 05 năm 2001, mẹ của Điện Chiêu lại bị bắt lần nữa, chỉ có một mình cháu ở nhà, phòng 610 thành phố Hoắc Lâm Quách Lặc và công an thành phố hơn 10 người thuộc trại tạm giam đồn công an Nam Quảng Trường, trong đó có Tần Bảo Quân, Triệu Tú Phát, Trạch Thác, Ô Lực Cát đã đến nhà cháu lục lọi tìm “chứng cứ”, họ lục tung đồ đạc trong nhà, ngay cả hầm dự trữ rau cũng bị đào lên. Tối ngày 29, một nhóm trẻ nhỏ đến gõ cửa nhà Điện Chiêu, chúng đập vỡ nhiều kính cửa sổ, Điện Chiêu càng sợ hãi hơn. Ngày 17 tháng 09 cùng năm đó, cha mẹ Điện Chiêu bị bắt lên xe đưa đến trại lao động cưỡng bức, trong nhà chỉ còn lại mỗi Điện Chiêu. Khi đó Phù Quế Anh nói: “Tôi phải trông nom con gái tôi”. Họ nói: “Ai thèm quan tâm đến con gái mày sống chết thế nào”. Sau đó họ bắt hai vợ chồng cô lên xe.

Ngày 01 tháng 03 năm 2002, trường học lại lấy cớ cha mẹ Điện Chiêu đều tu luyện Pháp Luân Công để đuổi học cháu. Điện Chiêu lưu lạc ngoài xã hội, bị mọi người kì thị và nhục mạ. Vào một đêm, kẻ ác từ ngoài ban công leo lên tầng hai, đập vỡ kính xông vào nhà và cưỡng bức cháu.

Tháng 07 năm 2002, Phù Quế Anh trở về từ trại lao động cưỡng bức, Điện Chiêu vô cùng đau khổ nhìn thấy mẹ hai mắt sâu hõm, người gầy như que củi. Để tránh sự khủng bố của tà đảng, cô bé 15 tuổi Điện Chiêu đã phải rời bỏ quê hương, đến các nơi như Thẩm Dương, Đại Liên để làm thuê. Về sau, thân thể và tinh thần đã quá mệt mỏi, lại mắc thêm bệnh lao phổi trong thời gian đi làm thêm. Điện Chiêu không có tiền chữa trị, và muốn được về nhà, nhưng cha mẹ bị bức hại tàn nhẫn hết lần này đến lần khác, cùng sự thù hận và khủng bố của môi trường xung quanh đã làm cháu bé vô cùng sợ hãi. Điện Chiêu đáng thương không biết đã ngất bao nhiêu lần ở bên ngoài, khi cha mẹ tìm thấy và đón cháu về nhà thì bệnh tình của cháu đã không thể chữa được nữa. Cuối cùng vào 7 giờ 20 phút sáng, ngày 06 tháng 04 năm 2005, tại khoa bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện nhân dân thành phố Hoắc Lâm Quách Lặc, cô bé mới tròn 18 tuổi Trương Điện Chiêu đã qua đời.

 “Mẹ ơi, con không muốn chết, con muốn đi học…”

Học viên Pháp Luân Công Tăng Tiểu Long ở Đông Tam Lý Kiều, huyện Quang Sơn tỉnh Hà Nam, là người kế thừa dòng tộc đơn truyền ba đời duy nhất của nhà họ Tăng, vốn thông minh lanh lợi từ nhỏ, nên càng được ông bà nội thương yêu hết mực. Khi Tiểu Long lên chín tuổi thì đã học lớp bốn, thành tích học tập luôn đứng đầu lớp. Trước khi Tiểu Long tu luyện Pháp Luân Công thì đã bị bệnh ung thư bạch huyết giai đoạn cuối, trong một tuần mà cổ mọc đầy mụn, chảy ra chất mủ vàng vừa tanh vừa thối, làm cơ thể đau đớn và không thể ăn uống được nữa, bệnh viện cũng không chữa được. Tháng 09 năm 1997, Tiểu Long bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, không lâu sau thì chuyển nguy thành an. Một năm sau Tiểu Long có thể khoác cặp đến trường.

Khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, cha mẹ Tiểu Long cũng tu luyện Pháp Luân Công đã bị bắt tới trung tâm tẩy não. Ông bà nội của Tiểu Long phải chạy chọt khắp nơi gom được 1.000 tệ thì kẻ ác mới thả cha mẹ Tiểu Long về. Vì việc Tiểu Long tu luyện Đại Pháp mà được cải tử hoàn sinh đã làm chấn động khắp huyện, nên phòng 610 huyện đã điều tra khắp huyện những học viên Pháp Luân Công nhỏ tuổi nhất. Năm đó Tiểu Long mới đang học lớp 8, kẻ ác sau khi tìm được Tiểu Long, năm lần bảy lượt dọa dẫm, còn dọa sẽ đuổi học, bắt cậu bé phải viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Hai tháng sau, bệnh của Tiểu Long tái phát, đưa đến bệnh viện điều trị nhưng vô ích. Tháng 12 năm 2001, cậu bé mới 13 tuổi Tiểu Long đã qua đời. Trước khi chết, Tiểu Long nắm chặt tay mẹ, nói thều thào: “Mẹ, con không muốn chết, con muốn đi học…”

Một đứa trẻ mắc bệnh ung thư, vì luyện Pháp Luân Công mà khỏi bệnh. Nhưng Trung Cộng lại ép buộc phải từ bỏ tu luyện dẫn đến bệnh cũ tái phát, phải sớm ra đi, đây là tội của ai?

Cậu bé đã đi hết chặng đường 13 năm đầy đau khổ

Học viên Pháp Luân Công Tôn Hồng Xương ở huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh. Trong cuộc bức hại tanh mùi máu do Giang Trạch Dân phát động, cả nhà Tôn Hồng Xương có tám người thì năm người chết, một người tàn phế. Người vợ Vương Tú Hà đã bị bức hại tới chết chỉ trong vòng 16 ngày từ khi bị bắt.

Tôn Hồng Xương kể lại: “Ngày 25 tháng 08 năm 2005, là ngày đau khổ tuyệt vọng cùng cực của tôi. Hôm đó, con trai Tôn Phong vừa tròn được 14 tuổi, cũng là ngày nó rời khỏi cõi đời này.

Hai năm trước đó, khi nó mới có 12 tuổi, mẹ nó đã bị cảnh sát bức hại một cách tàn nhẫn tới chết, tâm hồn bé bỏng sao có thể chịu đựng được sự đau khổ lớn đến thế. Trong mấy năm đó, hai vợ chồng tôi bị bức hại đến nỗi phải lưu lạc khắp nơi, con nhỏ đành phải gửi nhà người thân chăm sóc, cháu luôn nhớ đến cha mẹ, lo lắng cha mẹ bị cảnh sát bắt thêm lần nữa, cứ như vậy cháu đã sống trong những ngày tháng đầy lo sợ. Khi đó tôi bị bức hại phải bỏ nhà đi, không có tin tức gì. Dưới áp lực lớn như vậy, cháu đã ngã bệnh, cả ngày chỉ sống trong sự nhớ nhung cha mẹ đan xen sự sợ hãi và tuyệt vọng, trong sự nhớ nhung không lúc nào nguôi về mẹ, cháu đã ra đi vĩnh viễn…”

Đứa trẻ chỉ biết hỏi ông trời

Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi 13 mà nói, cha mẹ chính là bầu trời của chúng, dưới sự nâng niu của cha mẹ, chúng đã trưởng thành trong tự do. Dưới sự bảo vệ của cha mẹ, chúng làm cho mơ ước của mình được bay cao. Nhưng một khi mất đi cha mẹ, thì sự đả kích đối với chúng là vô cùng lớn.

Năm ngoái Minh Huệ có bài viết với tiêu đề “Câu chất vấn của đứa bé: Đất nước này làm sao vậy? Con muốn có ba!” Nội dung như sau: “Cháu tên là Từ Thiên Ý, năm nay cháu 13 tuổi, đang học lớp năm, nhà ở phố Cát Bố, khu Thuận Thành, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Cháu vốn có một gia đình hạnh phúc. Mặc dù mẹ cháu sức khỏe không tốt, quanh năm cần người chăm sóc, nhưng ba không hề ruồng bỏ mẹ, lại vừa làm ba kiêm luôn chức mẹ, ba còn đi làm thêm ngoài giờ để kiếm tiền nuôi cả nhà.
Ngày 20 tháng 06, khi ba cháu (Từ Ấn Lôi, 59 tuổi) đang học Pháp Luân Công bên nhà hàng xóm thì bị nhóm người phó đội trưởng đôi an ninh nội địa, thuộc phân cục công an khu Thuận Thành, thành phố Phủ Thuận bắt đi. Cả mấy dì cũng bị bắt nữa. Đến gần một tháng sau, họ vẫn không cho biết ba bị bắt đi đâu.

Giờ ba bị bắt rồi, nhưng bắt đi đâu? Chúng ta làm thế nào bây giờ? Mỗi ngày hai mẹ con cháu đã khóc rất nhiều, niềm vui cuộc sống đã không còn. Cuộc sống trước đây mặc dù nghèo khổ thanh đạm, nhưng có ba, thì dù là ăn cháo ăn rau cả gia đình cũng rất vui vẻ.

Ba cháu là một người tốt, làm người tốt theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn, vì sao lại không được phép chứ? Xã hội này bị làm sao vậy? Đất nước này làm sao vậy? Cháu muốn có ba!”

Lôi Chính Hạ, giáo viên cao cấp đã nghỉ hưu của một trường trung học khu Sa Bình Bối, thành phố Trùng Khánh có một cô con gái nuôi 13 tuổi. Ngày 27 tháng 04 năm 2009, cô bé đã kêu gọi trên website Minh Huệ: “Cứu ba của cháu”. Cô bé kể: “Ba cháu tên là Lôi Chính Hạ, là một người tốt, cháu là con gái nuôi của ba đã gần 10 năm, 10 năm cũng là một khoảng thời gian dài! Tình cảm cảm giữa cháu và ba ngày càng sâu đậm, ngày 23 tháng 02 năm 2009 ba còn nhận chăm sóc cho hai người đã cứu cháu là bà Trình Phổ Trân (73 tuổi) và ông Lưu Vĩnh Chính (81 tuổi). Hai ông bà đều là người được nhà nước trợ cấp, mỗi tháng 140 tệ. Bà Trân hai mắt bị mù, ba cháu chăm sóc bà rất chu đáo.

Tháng 01 năm 2008, ba cháu bị Lưu Bạch Bình ở đồn công an Tân Kiều bán đứng, Lưu Bạch Bình là cảnh sát khu vực trường trung học ở Phượng Minh Sơn. Ba cháu bị chi đội trưởng đội an ninh nội địa Lý Hồng đánh bị thương, bị giữ trong trại tạm giam mấy ngày rồi đưa vào bệnh viện. Tối hôm Giao thừa được con đỡ đầu của ông cõng ra, do bị bảo vệ của trường bán đứng, nên khoảng 9:00 giờ tối ngày 07 tháng 04 năm 2009 cha bị bắt. Cháu căm ghét những kẻ bắt giữ người tốt. Cháu hy vọng các cô các chú có lòng hảo tâm hãy cứu ba cháu! Cứu lấy ba cháu! Cháu cầu xin mọi người!”

Lôi Chính Hạ tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996. Sau khi bước vào tu luyện Lôi Chính Hạ đã nhận cô bé này làm con nuôi. Không những nhận con gái nuôi, mà còn đón về nhà và nhận chăm sóc cho hai ông bà đã cứu cô con gái nuôi. Người tốt như thế này lại bị bức hại, thiên lý không thể dung thứ! Trung Cộng bức hại người tốt đã tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội, gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ?

Cậu bé cõng em đi đòi mẹ

Ngày 07 tháng 05 năm 2005, ở trấn Lộ Thủy Hà, huyện Phủ Tùng, thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm, Dương Thịnh Vĩ mới 13 tuổi và cha mẹ bị Thang Long Bình và cảnh sát thuộc trại tạm giam Đông Sơn bắt giữ. Cảnh sát dùng thanh sắt phi 12 đánh Thịnh Vĩ, bắt cậu bé nói nguồn gốc tài liệu của cha mẹ, mặc dù bị đánh đến nỗi thương tích đầy mình, nhưng Thịnh Vĩ vẫn cố cắn răng chịu đựng đau đớn, không chịu bán đứng học viên Pháp Luân Công. Về sau Dương Trung Hồng, mẹ của Thịnh Long bị bắt đi cải tạo lao động phi pháp một năm, tại trại cải tạo lao động nữ Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân cô đã phải chịu nhiều bức hại bị tra tấn về thân thể và bị đánh bằng roi điện.

Ngày 19 tháng 09 năm 2006, Dương Trung Hồng đang giảng chân tướng cho vợ cảnh sát họ Lương thì bị báo và bị bắt đến trại tạm giam huyện Phủ Tùng, cô bị trói vào chiếc ghế sắt và bị tra tấn phi pháp. Trong quá trình bị bắt, ngay cả con gái Dương Dương ba tuổi của Dương Trung Hồng mà cảnh sát Thang Long Bình cũng không tha, hắn tra hỏi Dương Dương xem ai gặp mặt mẹ, Dương Dương bị dọa sợ run lẩy bẩy. Hành vi bỉ ổi của kẻ ác đã làm cho dân chúng phản đối mãnh liệt, họ còn nói cảnh sát bây giờ còn không bằng thổ phỉ.

Cậu bé 13 tuổi Dương Thịnh Vĩ chịu đói chịu khát mượn được 20 tệ, khoảng hơn 5:00 giờ sáng ngày 16 tháng 10, Dương Thịnh Vĩ cũng em gái ba tuổi ra bến xe đón xe đi tìm mẹ. Trên đường vừa đi vừa hỏi thăm đến đồn công an huyện Phủ Tùng yêu cầu thả mẹ, không ngờ cảnh sát lại lớn tiếng chửi bới, giơ chân lên đạp. Thịnh Vĩ bị đạp sưng mặt, bị tát đến ù tai, tay áo bị xé rách, lúc đó cậu bé bị đánh đến nỗi ngất đi, một lúc sau mới tỉnh lại.

Để che dấu tội ác, cảnh sát đã dẫn Thịnh Vĩ ra cửa hàng may ở chợ để khâu lại tay áo. Sau đó họ khiêng Thịnh Vĩ lên xe đưa về nhà. Ở trên xe Thịnh Vĩ đã cố phản kháng nên bị cảnh sát túm tóc. Thịnh Vĩ nói một cách đau khổ: “Giờ tôi không có mẹ, lại không tìm thấy ba đâu, tôi và em gái ở nhà cơm cũng không có để ăn, không có ai nấu. Các ông lại còn đánh tôi, tôi cũng không muốn sống nữa.”

Ngày hôm sau, Thịnh Vĩ cố chịu đau lại đi đến đồn công an huyện Phủ Tùng, tại phòng tiếp khách ở đồn công an, Thịnh Vĩ lần lượt tố giác việc mình bị cảnh sát đánh đập. Cuối cùng cảnh sát cũng phải thả mẹ Thịnh Vĩ.

Vượt qua khổ nạn

Một cô bé 13 tuổi ở Tứ Xuyên vượt ngàn dặm xa xôi đến Bắc Kinh chứng thực Pháp, bị cảnh sát nhốt vào nhà tù. Trong nhà giam, một câu nói của cô bé đã làm cho tất cả các học viên Pháp Luân Công có mặt ở đó rơi lệ: “Cô ơi, cháu mới luyện công được ba ngày, còn chưa học thuộc bài công pháp thứ 5, bây giờ cô có thể dạy cháu được không?”

Đây chính là sức mạnh của tín ngưỡng. Vì sao một đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy mới tiếp xúc với Pháp Luân Công đã đứng lên không lùi bước vì Pháp Luân Công chứ? Trong những năm tháng dài đằng đẵng, chúng đã bước qua thời niên thiếu, đến nay phải chăng chúng đã từ bỏ tín ngưỡng của mình? Từ tháng 05 đến nay, đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công khởi tố tên đầu sỏ tội ác Giang Trạch Dân, trong đó có rất nhiều thiếu niên bị bức hại năm xưa. Chúng ta cùng xem một vài ví dụ dưới đây:

Trong tờ đơn khởi tố Giang được Minh Huệ đăng với tiêu đề “Đứa trẻ bước ra từ bức hại” có miêu tả: “Ngày 20 tháng 07 năm 1999, tôi còn nhớ rất rõ cái đêm đầy mưa bão sấm chớp đó, ánh chớp khắp trời và tiếng sấm vang bên tai đã làm tôi cảm thấy nhân gian biến thành địa ngục, cảnh tượng ma quỷ súc vật khắp nơi quả là đáng sợ. Mẹ tôi vì để nói cho chính phủ rằng Đại Pháp là tốt, đã quyết định đi thỉnh nguyện. Năm đó tôi mới 13 tuổi, nhưng lại muốn đi cùng mẹ, thế rồi bị cha tôi kéo lôi từ trên taxi xuống, cha nói, sinh viên đã bị đảng cộng sản nghiền chết, các người còn đi để tìm cái chết à? Mẹ không còn cách nào khác đành để tôi ở lại rồi bà lặng lẽ lên đường đi thỉnh nguyện. Tôi được bà ngoại nuôi lớn, bà ngoại 80 tuổi vẫn luôn ở cùng chúng tôi. Khi ba mẹ đi làm, chỉ có bà ngoại tuổi cao ở bên cạnh tôi. Nhưng trong cuộc bức hại, cảnh sát đã quấy rối không biết bao nhiêu lần, làm cho tôi và bà ngoại bị tổn thương lớn về tinh thần. Hằng ngày đều sống trong sự sợ hãi, thường xuyên có 4 – 5 cảnh sát đến đập cửa, khi đó tôi mới 13 tuổi nên không dám mở cổng, bọn họ liền trèo cổng đi vào trong sân. Họ chất vấn tôi và bà ngoại rằng mẹ tôi đi đâu, bà ngoại bị cảnh sát nhiều lần đến sách nhiễu dọa dẫm nên phải nằm giường mất mấy hôm. Một hôm, cảnh sát lại đến lục soát nhà, họ lấy đi sách Đại Pháp của bà ngoại, cụ bà 88 tuổi bị họ xô đẩy tới lui đã không chịu được nên bị ngất. Cuối cùng bà quá đau khổ do bị khủng bố và dọa nạt, thêm việc con gái bị bắt nên bà đã mang theo nỗi hận mà rời bỏ chúng tôi.

Năm sau, ba nói có thể đi thăm mẹ được rồi, tôi vô cùng vui mừng đem kinh văn mới của Sư phụ giấu đi để mang vào cho mẹ. Đến nơi, tôi lại nhìn thấy một người làm tôi không nhận ra mẹ được. Mái tóc dài đen nhánh của mẹ bị cắt ngắn, và đã bạc hơn một nửa, khuôn mặt không có chút khí sắc…. Trước lúc gặp mẹ, tôi đã tưởng tượng ra rất nhiều lần về khung cảnh được gặp lại mẹ, nhưng lại không nghĩ đến tình cảnh này. Trước đó tôi đã luyện tập kỹ càng, khi gặp mẹ sẽ không khóc, nhưng, nhưng sau khi nhìn thấy mẹ, những giọt nước mắt không kìm được cứ tuôn trào. Tôi vốn muốn mẹ nhìn thấy tôi mạnh mẽ, nhưng tôi lại không thể khống chế được bản thân…

Cuộc bức hại này, cuộc bức hại nhân quyền này đã để lại cho tôi và con cái của vô số học viên Pháp Luân Công quá nhiều những sự tổn thương. Tu luyện Pháp Luân Công không có gì là sai, người tu luyện đều chiểu theo Chân Thiện Nhẫn để đo lường bản thân, chiểu theo Chân Thiện Nhẫn để làm việc. Trong tình huống bản thân chịu đựng đau khổ và áp lực, họ còn nói cho người khác rằng chúng tôi là những người tốt, từ trước tới nay chúng tôi không làm việc gì nguy hại cho xã hội, nguy hại cho người khác. Ngược lại, chúng tôi vẫn đang bị bức hại.”

Mã Xuân Ba, 25 tuổi ở Ngao Hán Kỳ, thành phố Xích Phong, khu tự trị Nội Mông. Cuối tháng 08 năm 2015, Mã Xuân Ba đã gửi đơn kiện Giang Trạch Dân tới viện kiểm sát tối cao. Trong cáo trạng có viết: “Tôi đã bắt đầu vào học, cha tôi vẫn đang phải sống trôi dạt bên ngoài nên không có ai tiếp tục đưa tôi đi học. Các bạn học đều được đích thân cha mình xách hành lý đưa đến trường, chỉ có tôi là đi một mình, vừa khoác hành lý, tay lại còn phải xách theo lương thực. Tôi vốn là một người gầy gò yếu ớt, đường lại còn khó đi, nên tôi bị họ bỏ rơi ở phía sau. Tôi giống như đứa bé không ai muốn nhận, nhìn thấy các bạn học được ba mình chăm sóc, cười nói, trong lòng tôi bỗng cảm thấy xót xa, tôi cũng muốn có ba chăm lo mọi thứ, cho dù ba ở bên cạnh cổ vũ tôi cũng được. Đáng tiếc thay, sự thực nói cho tôi biết rằng đó chỉ là ảo tưởng. Những điều này đối với một người con trai mà nói, chỉ cần chịu đựng là có thể vượt qua được, những ma nạn đó vẫn chưa là gì cả, nhưng sự việc làm tôi không thể chịu đựng nổi chính là sự việc xảy ra dưới đây… Cuối cùng tôi đã chịu được một tuần, đến lúc được nghỉ, tôi khoác cặp sách trở về nhà thì nhìn thấy cửa nhà đã bị khóa, …. bà nội ấp úng nói: “Ba mẹ con đã đi rồi, không về nữa”. Một đứa trẻ 13 tuổi, khi nghe được những lời như thế, nước mắt đã không kìm được, tôi đã khóc lớn. Tôi muốn có ba có mẹ! Tôi vẫn là một đứa trẻ trước giờ chưa từng xa ba mẹ. Từ đó trở đi, không còn ai che mưa che nắng cho tôi nữa, cũng không còn ai vỗ về an ủi tôi và đem lại cho tôi cảm giác an toàn nữa, giống như mất đi cái ô bảo vệ. Khoảng thời gian này quả là gọi trời trời không hay, gọi đất đất không thưa”.

Hai lần Mã Xuân Ba đến nhà giam để gặp cha, cảnh sát cai ngục đều đánh cha anh ngay trước mặt anh. Lần thứ hai, anh dẫn theo em gái năm tuổi đi cùng, anh kể lại: “Em gái tôi bị dọa đến phát khóc. Trên đường về nhà, nó hỏi tôi: “Anh ơi, sao hai người đó lại đánh ba mình vậy?” Đường đường là cảnh sát mà trước mặt đứa trẻ lại đánh cha nó. Tôi cho rằng điều không thể tha thứ được đó là họ lại làm hại người thân của tôi ngay trước mặt tôi, hơn nữa người bị đánh đó là người thân nhất của tôi. Họ không nghĩ đến cảm thụ của tôi và em gái tôi, lại càng không nghĩ đến việc này có ảnh hưởng như thế nào tới em gái nhỏ tuổi của tôi. Việc này đã tạo ra tổn thương rất lớn về tinh thần đối với tôi và em gái. Có thể nói, tôi và em gái mình đã không có một tuổi thơ tràn đầy vui vẻ, tuổi thơ của tôi luôn là sự sợ hãi và ly biệt. Tuổi thơ của em gái tôi còn thê thảm hơn tôi, từ nhỏ đã không được sự thương yêu chăm sóc của cha, từ nhỏ đã không có chỗ ở ổn định, lưu lạc khắp nơi, không còn nhà để về, nếm tận những nỗi khổ ly biệt….

Nhưng tôi cũng biết rõ rằng tất cả những gì mà gia đình tôi gặp phải cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc bức hại tàn khốc này, bị bức hại giống như nhà tôi đây chỉ dừng lại ở con số hàng nghìn hàng vạn, do đó rất nhiều những học viên Pháp Luân công bất hạnh cũng như người nhà họ lúc nào cũng mong mỏi cuộc bức hại này sớm kết thúc. Trả lại cho người dân những quyền lợi lành mạnh và tự do, trả lại những đứa trẻ bất hạnh một cuộc sống vui vẻ! Để cho pháp quang của Pháp Luân Đại Pháp chiếu rọi khắp vùng Trung Hoa, trả lại người của vùng đất này đạo đức, nhân tính, lương tri, sự quan tâm yêu thương giữa mọi người với nhau!”

Cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công là do kẻ đầu sỏ Giang Trạch Dân và Trung Cộng lợi dụng lẫn nhau phát động. Trong cuộc bức hại nhắm vào những người tốt này, số người bị hại nhiều không đếm xuể, mức độ bức hại vượt xa thời cách mạng văn hóa nhưng nó lại bị Trung Cộng bưng bít. Chúng tôi chỉ lựa chọn ra độ tuổi đặc thù này để phơi bày những tổn hại mà cuộc bức hại này gây ra cho các trẻ em.

Do sự phong tỏa tin tức, nhiều trẻ em không được đề cập đến độ tuổi khi bị bức hại, nhưng dường như tất cả con của các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đều phải mang theo những dư âm của cuộc bức hại trong suốt thời niên thiếu của chúng.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/10/16/148630.十三岁的负重.html



Ngày đăng: 06-01-2017

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.