Đồng tại cùng Sư phụ là vinh diệu nhưng cũng là trách nhiệm



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

[ChanhKien.org] Tôi luôn cảm thấy ấm áp và vinh diệu khi nhớ lại những ngày được tham dự khóa giảng Pháp của Sư phụ. Sau khi đọc kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016 tôi đột nhiên nhận ra rằng chỉ sau khi chúng ta hoàn thành trách nhiệm cứu độ chúng sinh, thì được đồng tại cùng Sư phụ mới là điều vô cùng vinh diệu trong vũ trụ.

Tôi đã tham dự khóa giảng của Sư phụ hai lần: khóa giảng Pháp tại Trịnh Châu, Hà Nam vào tháng 06 năm 1994 và khóa giảng Pháp lần cuối cùng trong nước tại Quảng Châu vào tháng 12 năm 1994. Như trong bộ phim tài liệu quy mô lớn “Câu chuyện cho người tương lai” đã kể rằng, Sư phụ không bao giờ nói về những khó khăn khi mở các khóa giảng ở Trung Quốc dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt và Ngài không bao giờ lo lắng về bản thân. Để giảm bớt gánh nặng cho các học viên, Sư phụ đã phải dồn 10 bài giảng xuống còn tám với chi phí thấp nhất ở Trung Quốc. Để làm được như vậy, Sư phụ đã mở hai lớp liên tiếp vào trưa chủ nhật và có một lớp tiếp tục vào buổi tối. Lần tham dự đầu tiên, học phí là 50 nhân dân tệ; học viên tham dự khóa học lần thứ hai xuất trình thẻ chứng minh học viên khóa trước được giảm học phí một nửa. Học phí là thấp nhất so với tất cả các khóa giảng khí công khác ở Trung Quốc và hầu như được dùng để chi trả cho việc thuê hội trường và in ấn các tài liệu.

Trong lớp, các học viên trả một chút phí tổn nhưng thu được rất nhiều. Bất kể là có cải biến về thân thể hay chuyển biến về tư tưởng, khi họ hoàn thành khóa học, họ đã hiểu được mục đích sống của họ trong tương lai.

Bài giảng thứ nhất ở Trịnh Châu là để giới thiệu về Pháp Luân Công. Địa điểm là một sân vận động bị bỏ hoang và không có lấy một cái quạt. Vào một ngày nóng nực như vậy, Sư phụ không hề phàn nàn và giảng bài một cách thông suốt.

Suy nghĩ lo lắng cho các đệ tử, Sư phụ để các đệ tử rời đi trước bởi vì trời rất nóng. Tuy nhiên các đệ tử tự động tạo thành một lối đi nhỏ chỉ để Sư phụ đi được. Khi Sư phụ đi đến cổng, Ngài không rời đi mà đi lên tầng hai vẫy tay nhiều lần bảo các đệ tử rời đi trước. Tôi nhìn thấy rất nhiều đệ tử vẫn đứng ở cửa sân vận động bởi vì Sư phụ vẫn ở đó. Sau một lúc, Sư phụ ra ngoài và các nhân viên công tác gọi một chiếc taxi. Người lái xe đã bất ngờ khi thấy Sư phụ ngồi cạnh mình và các đệ tử đứng bên ngoài, và ông không biết có chuyện gì đang xảy ra. Sau đó tôi hiểu rằng Sư phụ đáp ứng mong ước được nhìn thấy Sư phụ của mọi người. Vào lúc đó, mọi người đều biết phải làm gì. Không có ai làm phiền Sư phụ, và không ai gây ảnh hưởng giao thông. Thậm chí vẫn có đủ chỗ trống trên vỉa hè cho người đi bộ. Từ trải nghiệm này, tôi đã không bất ngờ về cuộc thỉnh nguyện bình lặng và trật tự của 10.000 người ở Trung Nam Hải năm 1999. Trái ngược lại, đảng cộng sản Trung Quốc đã vu khống và chụp mũ cuộc thỉnh nguyện hòa bình và lý trí của các học viên Pháp Luân Công là một cuộc bao vây Trung Nam Hải.

Có nhiều học viên hơn tại khóa học Quảng Châu bởi vì đó là khóa giảng Pháp cuối cùng ở Trung Quốc. Tôi đến Quảng Châu vào ngày đầu tiên của khóa giảng, nhưng vé đã được bán hết. Khi đang cảm thấy buồn bã, tôi đột nhiên nghe thấy một học viên nói rằng Sư phụ muốn chúng tôi cùng nhau tập trung trước cửa và đi nghe giảng. Sau đó Sư phụ xuất hiện ở nơi soát vé trước lớp. Tôi đã rất hạnh phúc đến nỗi tôi đã vỗ tay nhưng tôi cảm thấy xấu hổ vì các học viên khác tất cả đều đang ngồi đó tĩnh lặng mỉm cười. Giờ đây khi tôi nhớ lại, tôi vẫn còn thấy xấu hổ. Khi Sư phụ quay lại lớp học. Một đệ tử nói rằng Sư phụ muốn mọi người xếp hàng vào dự lớp nhưng ban tổ chức không đồng ý vì lý do kinh tế. Sư phụ cảm thấy không yên tâm và đến để gặp chúng tôi.

Tối hôm đó, rất nhiều đệ tử không được vào lớp đã ngồi ở ngoài cửa. Trong bài giảng thứ hai về vấn đề thiên mục, Sư phụ nói rằng những học viên đang ngồi nghe ở bên ngoài cũng không bị bỏ sót. Tôi đã rất phấn khích khi nghe điều này bởi vì Sư phụ biết tất cả mọi thứ. Sau đó, ban tổ chức đã lắp đặt TV truyền hình trực tiếp trong đại sảnh của võ đường bên cạnh để cho những học viên không được vào lớp có thể nghe các bài giảng của Sư phụ.

Vào trưa Chủ nhật, trong giờ nghỉ sau hai tiết học liên tiếp, tôi đột nhiên nghe thấy ai đó nói: “Sư phụ đến”. Chúng tôi nhanh chóng đứng dậy và vây quanh Sư phụ. Sư phụ nhìn màn hình TV và nói: “Chư vị đang được xem truyền hình trực tiếp nhé”. Lúc đó, tôi cảm động không nói nên lời và thậm chí không thể đặt câu hỏi. Một đệ tử từ Tân Cương đã hỏi một vài câu hỏi và được Sư phụ trả lời. Sư phụ lưu lại một lúc rồi rời đi. Liền sau đó một nhân viên công tác đến giải thích rằng Sư phụ muốn gặp chúng tôi và bảo anh ấy truyền đạt lại lời nhắn.

Trong tu luyện, tôi luôn cảm thấy ấm áp khi nhớ lại nụ cười và giọng nói của Sư phụ. Khi tôi nghĩ rằng tôi có Sư phụ, không gì có thể ngăn cản tôi và tâm tôi cảm thấy ấm áp.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, các học viên mới luôn ngưỡng mộ tôi bởi vì tôi được tham dự khóa giảng của Sư phụ. Tôi thấy lẫn lộn giữa cảm giác tự hào và xấu hổ vì tôi đã tu luyện không tốt. Mỗi khi đọc những lời của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng…… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường. Tất nhiên chúng tôi nói về duyên phận; mọi người ngồi tại đây đều là duyên phận.

Tâm tôi xúc động phi thường và biết rằng đó là một vinh diệu.

Sau khi đọc Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016 tôi nhận ra rằng: không tinh tấn tu luyện trong Đại Pháp tương đương với tự hủy hoại chính mình. Được đồng tại cùng Sư phụ là một vinh diệu, nhưng cũng là trách nhiệm to lớn. Để là một đệ tử Đại Pháp chân chính trong thời kỳ chính Pháp, chúng ta phải tinh tấn hơn và làm tốt hơn việc trợ Sư chính Pháp. Tôi viết bài này để không bao giờ quên hồng ân vĩ đại của Sư phụ và khuyến khích bản thân mình tinh tấn tu luyện hơn.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7154



Ngày đăng: 15-11-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.