Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (2): Hé lộ về Tập Cận Bình



Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 1

III. Quẻ tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại?

Sấm viết:

Quan trung thiên tử

Lễ hiền hạ sĩ

Thuận thiên hưu mệnh

Bán lão hữu tử

Tạm dịch:

Vua ở Quan Trung (ở nơi giữa cửa)

Lấy lễ hiền với kẻ sĩ ở dưới

Thuận lòng trời sai khiến mệnh lệnh

Đến gần già mới có con.

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự tây lai

Thủ ác càn cương thiên hạ an

Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ

Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây

Cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành

Bờ cõi cờ quạt cả hai thấy đẹp đẽ

Người thời trước chẳng theo kịp được sự tài giỏi của người thời sau.

“Quan trung thiên tử”: Chỉ vùng đất Quan Trung xưa của nước Tần sinh ra thiên tử, tương đương với nguyên thủ của Trung Quốc hiện nay. Tập Cận Bình là người huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, chính là người Quan Trung.

“Lễ hiền hạ sĩ” (hạ mình cầu hiền): Bình dị cận nhân – cận, bình, tức chỉ ra tên của Tập Cận Bình, lại nói rõ đặc điểm hạ mình cầu hiền của ông, kết hợp với “song vũ” trong “song vũ tứ túc” (双羽四足) ám chỉ chữ Tập “习” trong quẻ tượng trước đó, tên của Tập Cận Bình đã hoàn toàn xuất hiện trong Thôi Bối Đồ.

“Thuận thiên hưu mệnh”: Hàm nghĩa cực kỳ sâu sắc! Ý tứ của tầng thứ nhất: “hưu” có nghĩa là dừng, ngừng, thuận theo thiên tượng, thuận theo lẽ trời, khiến ai thôi mệnh? Cùng xem tiếp dưới đây.

“Thuận thiên hưu mệnh” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn: Chữ “hưu” (休) trong Thôi Bối Đồ là câu đố chữ hài âm (âm đọc gần giống hoặc giống nhau), ý chỉ chữ “tu” (修). Câu “Bất như thôi bối khứ quy hưu” trong tượng thứ 60 của Thôi Bối Đồ, thực tế là ý “Bất như thôi bối khứ quy tu”, sau khi xem giải thích toàn diện phía sau, mọi người sẽ có thể nhìn được nội hàm của tầng này.

“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” (老) cộng với chữ “tử” (子), là chữ “hiếu” (孝). Tập Cận Bình rất hiếu thuận, gia phong rất nghiêm. Nhưng đây chỉ là ý bề mặt, còn có hàm nghĩ sâu hơn nữa.

Một tượng này chính là nói Thiên tử, đứa con của Trời, lấy trời làm cha, hiếu tử phải hiếu thuận với Trời – thuận thiên ý, là ám chỉ Tập Cận Bình cần phải hành xử thuận theo thiên ý, hành động thuận theo thiên tượng.

Thuận theo thiên ý là làm gì? “Thuận thiên hưu mệnh”, kết thúc mệnh của ai đây?

“Nhất cá hiếu tử tự tây lai, thủ ác càn cương thiên hạ an” (có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây, cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành): Hiếu tử là người Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, trong tay ông nắm giữ “càn khôn thiên đạo”, có thể an định thiên hạ – vẫn là điểm hóa nhắc nhở thiên tử cần phải hiếu thuận với Trời, thuận theo đạo Trời mà hành xử. Tập Cận Bình bẩm sinh tay nắm Càn Cương (phần chính của quẻ Càn), mang theo sứ mệnh mà đến, trong tiềm ý thức mới có giấc mộng thịnh thế của Trung Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ, tiền nhân bất cập hậu nhân tài”: Vùng Quan Trung đã xuất hiện hai lần lá cờ thiên tử, một lần đã thành tựu triều đại đỏ ĐCSTQ hôm nay ở Diên An, một lần nữa chính là thiên tử Quan Trung khai sáng triều đại mới, nhưng triều đại đỏ sẽ không bao giờ sánh được với triều đại mới.

Ở đây chính là đã có thể nhìn ra được hàm nghĩa “thuận thiên hưu mệnh” ở phía trên rồi, kết thúc mệnh của ai đây? Mệnh của triều đại đỏ – đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đây thật là khiến cho những người đứng đầu ĐCSTQ phải giật mình run sợ! Chính là giống như người thống trị qua các triều đại, từ trong Thôi Bối Đồ đã nhìn thấy được sự diệt vong của triều đại này giống như vậy!

Liệu có phải là có sai sót ở chỗ nào hay không?

1. “Quan Trung thiên tử” nếu như không phải là chỉ Tập Cận Bình, vậy thì ai còn có thể “tay nắm Càn Cương” đây? “Lễ hiền hạ sĩ – “bình dị cận nhân”, rõ ràng đã hiển ra hai chữ “Cận”, “Bình”, nếu không phải ông ấy, thì còn có thể là ai đây?

2. “Thuận thiên hưu mệnh” nếu như không phải là thôi mệnh của ĐCSTQ, nhưng mà “lưỡng kiến kinh kỳ”, rõ ràng là đại biểu cho thay đổi triều đại, sao lại có thể nói đây không phải là thay triều đổi đại đây?

Đối diện với dự ngôn đạo Trời triển hiện, tập đoàn lợi ích của triều đại cũ chính là sẽ phản kháng theo bản năng. Nhưng thử hỏi ai có thể ngăn cản bánh xe xoay vần của lịch sử đi về phía trước đây?

Quẻ của tượng này: Đại Tráng, trên là quẻ Chấn, đại biểu cho Lôi; dưới là quẻ Càn, đại biểu cho Thiên (Trời), vậy nên quẻ Đại Tráng lại được gọi là “Lôi Thiên Đại Tráng”. Quẻ Đại Tráng này có nhiều tầng hàm nghĩa, một tầng ý nghĩa, ngụ ý chỉ Trung Hoa lúc này giống như sấm ở trên trời, thanh thế lớn mạnh. Còn dự ngôn sẽ mở ra thịnh thế Trung Hoa.

Liệu “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình có thực sự trở thành hiện thực?

Điều này có thể thực hiện hay không? Cần phải xem Tập Cận Bình có thể thuận theo thiên ý mà hành xử hay không? Nhưng dù thế nào, thì thịnh thế trong tương lai của Trung Quốc cũng không thể do ĐCSTQ thực hiện.

Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra 13 lần thịnh thế trong lịch sử Trung Quốc, mọi người có thể nhìn ra: Quy luật chung trong việc khai sáng nên một triều đại hưng thịnh. Thiên cơ đó đã vượt xa khỏi nhận thức và hiểu biết xưa nay:

  1. Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia).
  2. Quang Vũ trung hưng thời Đông Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia).
  3. Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy (Thái Vũ Đế diệt Phật, Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, lập được công đức lớn mang lại hạnh phúc thái bình).
  4. Khai Hoàng chi trị thời nhà Tùy (Vũ Đế triều đại Bắc Chu diệt Phật, Dương Kiên dẹp loạn lập lại trật tự, công đức nhà Tùy chấn hưng Phật Pháp).
  5. Trinh Quán chi trị thời Trinh Quán, triều đại nhà Đường (Lý Uyên hạ chỉ diệt Phật diệt Đạo, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lập lại trật tự, gây dựng công đức to lớn trong việc chấn hưng Phật Pháp).
  6. Thịnh Thế Khai Nguyên triều đại nhà Đường (Đường Thái Tông chấn hưng Phật Pháp khai sáng nên thịnh thế thiên triều, Đường Huyền Tông họa loạn Phật Đạo, thời đại hưng thịnh cuối cùng đã trở thành thời đại loạn lạc).
  7. Đại Trung chi trị, triều đại nhà Đường (Đường Vũ Tông diệt Phật, Đường Tuyên Tông kế nhiệm lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, gây dựng công đức lớn).
  8. Cảnh Tông trung hưng nhà Liêu và Đại Liêu thịnh thế (công đức to lớn của Tiêu thái hậu thúc đẩy Phật Pháp hưng thịnh).
  9. Hàm Bình chi trị thời Bắc Tống (Sài Vinh nhà Hậu Chu diệt Phật, Triệu Khuông Dẫn lập lại trật tự, kết quả của công lao và ân đức của Bắc Tống trong việc đại hưng Phật Pháp).
  10. Hồng Vũ chi trị triều đại nhà Minh (Chu Nguyên Chương chỉnh đốn Phật giáo, công lao và ân đức to lớn trong việc đại hưng Phật Pháp).
  11. Vĩnh Lạc thịnh thế triều đại nhà Minh (công lao to lớn của Vĩnh Lạc đế Chu Đệ trong việc thúc đẩy chấn hưng Đạo Pháp)
  12. Nhân Tuyên chi trị triều đại nhà Minh (Đạo Pháp tiền triều hưng thịnh, công đức tạo phúc muôn dân).
  13. Khang Càn thịnh thế triều đại nhà Thanh (công lao và ân đức to lớn của vua Khang Hy trong việc đại hưng Phật Pháp)

Nếu như Trời không ban phúc, không có mưa thuận gió hòa, mà là thiên tai nhân họa không ngừng, mệt nhọc đối phó, dẫu cho có văn trị võ công cũng không gây dựng được thịnh thế thiên triều. Nhân gian có công đức to lớn, được Trời ban phúc phận, là căn bản của triều đại hưng thịnh, nhân tài đông đúc, văn trị võ công, cũng là Thiên thượng ban phúc, biểu hiện của thiện báo.

Từ những triều đại hưng thịnh được đề cập đến, chúng ta còn có thể thấy được rằng: Những triều đại hưng thịnh đó, trước tiên là triều đại mà nền tảng đạo đức hưng thịnh, Phật Pháp, Đạo Pháp đại hưng, khiến cho trong tâm của mỗi người đều tín Thần hướng thiện, ước thúc bản thân không làm chuyện xấu ngay từ trong tâm, đồng thời tích cực hành thiện. Toàn bộ xã hội đều ở trong trạng thái tốt đẹp như vậy, người người tuân theo pháp luật, thậm chí nhà ngục trống không. Đây là nền tảng đạo đức cơ bản của một triều đại hưng thịnh.

Còn ĐCSTQ hiện nay, đạo đức đã băng hoại đến mức độ nào? Chốn quan trường tham ô hủ bại khắp nơi, cứ như vậy đã đẩy xã hội Trung Quốc mất đi tín ngưỡng, chỉ còn biết chạy theo vật chất, dâm loạn, bất chấp cả luân thường đạo lý. Đạo đức bại hoại, án oan khắp nơi, thiên tai nhân họa không ngừng, Trời giận người oán, một chính quyền như vậy thử hỏi có thể đưa Trung Quốc đi đến hưng thịnh hay không? Tuyệt đối là không thể.

Cũng chính là nói, dẫu cho Trung Hoa xuất hiện triều đại hưng thịnh, thì nhất định phải có cơ chế lãnh đạo hoàn toàn mới, từ bỏ ĐCSTQ, cũng chính là “thuận thiên thôi mệnh” mà Thôi Bối Đồ triển hiện cho người đời.

“Thiên Lôi” trong quẻ tượng Đại Tráng này còn có một tầng ý nghĩa nữa. Theo cách nói trong quá khứ, ĐCSTQ hiện nay là “thiên lôi ở trên đỉnh đầu”. Chính là giống như những triều đại diệt Phật nói đến trong lịch sử Trung Quốc, “thiên lôi ở trên đỉnh đầu” lại “hồi quang phản chiếu”, nhất thời trông rất “cường thế”, nhưng thiên lôi đã sắp giáng xuống rồi.

Vì vậy, quẻ tượng 53 của Thôi Bối Đồ có lời phê của Kim Thánh Thán: “Lôi Thiên Đại Tráng”, điều được triển hiện chính là sấm sét đã vang lên, giáng xuống rồi, nhưng không làm bị thương Thiên tử. Thiên tử kim thiền thoát xác, thuận theo mệnh trời vứt bỏ ĐCSTQ, tay nắm Càn Cương, sẽ dẫn dắt Trung Hoa tiến nhập vào thời đại hưng thịnh. Cũng chính là nói, thiên số của một quẻ tượng này là điều ứng nghiệm trong tương lai.

Vậy thì hiện nay trước sau năm 2016, trong Thôi Bối Đồ có nhắc đến Tập Cận Bình là người nắm quyền của Trung Quốc hay không?

Câu trả lời là có! Nhưng chúng ta cần phải dựa theo Thôi Bối Đồ sau khi được quy chính trật tự, theo thứ tự triển hiện nội dung có liên quan với Tập Cận Bình, mới có thể nhìn được chân tướng rõ ràng. Chúng ta trước tiên hãy bắt đầu phân tích từ một quẻ tượng dự ngôn ĐCSTQ suy vong trước đã.

IV. Quẻ tượng 52 trong Thôi Bối Đồ: Trung Cộng suy vong (1986 – 2017) 

Quẻ tượng 52 trong quyển “Thôi Bối Đồ” có lời bình chú của Kim Thánh Thán, đến nay cơ bản đều đã được phá giải. Tuy nhiên trong các bài phân tích, một câu “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”, mãi đều không được giải được, bởi ngày nay, thiên tượng học trong văn hóa truyền thống Trung Quốc trên cơ bản đã thất truyền.

Dưới đây, hãy đọc hiểu hoàn chỉnh của một quẻ tượng này:

Sấm viết:

Tuệ tinh sạ kiến

Bất lợi Đông Bắc

Củ củ hà chi

Chiêm bỉ lạc quốc

Tạm dịch:

Chợt thấy sao Tuệ

Chẳng lợi (ích nơi) Đông Bắc

Lủi thủi một mình làm chi

Nhìn xem nước bên cạnh vui thích

Tụng viết:

Sàm Thương nhất điểm hiện Đông phương

Ngô Sở y nhiên hữu đế vương

Môn ngoại khách lai chung bất cửu

Kiền Khôn tái tạo tại Giác Cang

Tạm dịch:

Một ngôi sao chổi nhỏ bé hiện ra ở phương Đông

Ngô Sở vẫn cứ như cũ có được đế vương

Khách đến ngoài cửa chẳng lâu sau

Kiền Khôn tạo lại (nơi ngôi sao)

Giác (Giốc) Kháng (Cang).

Bình chú của Kim Thánh Thán:

Thử tượng chủ Đông Bắc bị di nhân sở nhiễu, hữu thiên đô Nam phương chi triệu, Giác Kháng Nam cực dã, kì hậu hữu minh quân xuất, khu trục ngoại nhân, tái độ thăng bình

Tạm dịch:

Tượng này chủ nơi Đông Bắc bị người (nước) bên cạnh quấy rối, có triệu chứng dời kinh đô về phương Nam, sao Giác Cang ở cực Nam. Về sau có vua sáng xuất hiện, xua đuổi người ngoài, tái tạo yên bình.

1.Thiên tượng nhân gian

“Tuệ tinh sạ kiến, bất lợi Đông Bắc”: Chợt thấy sao Tuệ, chẳng lợi (ích nơi) Đông Bắc

Tuệ tinh (sao Tuệ), chỉ sao chổi Halley. Bài “Lỗ Văn Công 14 năm (năm 613 TCN)” trong Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn cũng đã từng ghi chép qua nó: “Tháng 7 mùa thu, có Bội Tinh (sao Chổi rực sáng) đi vào Bắc Đẩu”. Các nhà thiên văn học hiện đại đã căn cứ theo thời gian và quỹ đạo này phán đoán là sao chổi Halley.

“Chẳng lợi Đông Bắc”: Chỉ Đông Âu và Liên Xô phía Bắc (Trung Quốc) bất lợi vào năm 1986. Sao Chổi Halley đến, bất lợi đối với phe cánh cộng sản màu đỏ ở Đông Âu, Liên Xô.

Tháng 02 năm 1986, sao chổi Halley xuất hiện. Tháng 03, Mikhail Sergeyevich Gorbachev – Tổng Bí thư của đảng cộng sản Liên Xô đã bắt đầu “cải cách tư duy mới” của ông, phe cánh cộng sản quốc tế nổi lên cơn gió dân chủ, tự do. Năm 1989, khối Đông Âu có biến đổi lớn, 8 quốc gia thuộc phe cánh cộng sản màu đỏ đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, Liên Xô giải thể, đảng cộng sản Đông Âu đã sụp đổ hoàn toàn. Chín quốc gia ngoan cố với chính quyền đảng cộng sản này đã sụp đổ, xu thế chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã thành tàn cục, chính như một quẻ tượng dự ngôn khác trong “Thôi Bối Đồ”:

“Lỗi lỗi lạc lạc, tàn kỳ nhất cục (nhất lỗi tam thạch, tam tam kiến cửu)”

Tạm dịch:

“Hỗn độn rối ren, một ván (cờ) dang dở ( Nhất lỗi (磊) tam thạch (石), ba ba thấy chín).”

Dưới thiên tượng khai mở của sao Chổi này, phong trào sinh viên năm 1986 ở Trung Quốc Đại Lục, Hồ Diệu Bang rớt đài; phong trào sinh viên năm 1989, Triệu Tử Dương bị giam lỏng.

Mặt Trời phía trên quân vương trong đồ hình, trùng khớp với tên Triệu Tử Dương.

“Củ củ hà chi, chiêm bỉ nhạc quốc”: Lủi thủi một mình làm chi? Nhìn xem nước bên cạnh vui thích.

Một mình đi đâu đây? Đi đến vương quốc tinh thần của mình. Chỉ Triệu Tử Dương rớt đài, lủi thủi đi một mình, hiến thân vì lý tưởng.

Triệu Tử Dương bởi phản đối cuộc đàn áp sinh viên đòi dân chủ năm 1989, bị giam lỏng trước khi diễn ra “đại thảm sát ngày 04 tháng 06” ở Bắc Kinh, mãi đến ngày 17 tháng 01 năm 2005 qua đời, Triệu Tử Dương quyết chí không đổi, không cúi đầu trước chính quyền cộng sản Trung Quốc bạo ngược.

“Sàm Thương nhất điểm hiện Đông phương”: Sao Sàm Thương hiện ra một điểm ở phương đông.

“Sàm Thương”: sao Sàm Thương, cách gọi khác đối với sao Chổi thời xưa, trong thiên tượng tượng trưng cho chiến loạn.

Nhìn từ trên mặt chữ, chính là có thể hiểu được rằng đây là chỉ “nổ súng trong cuộc đại thảm sát ngày 04 tháng 06 năm 1989”, phong trào sinh viên đòi dân chủ bị những người đứng đầu chính quyền cộng sản Trung Quốc nổ súng đàn áp. Nhưng trước đó, mọi người lại nhìn không nhìn ra được, bởi vì những người am hiểu cổ văn, sẽ lý giải “Sàm Thương” là sao Chổi, tương ứng với “Huệ tinh sạ kiến” trong câu sấm.

“Ngô Sở y nhiên hữu đế vương”: Ngô Sở vẫn có đế vương như cũ

Câu này chỉ Giang Trạch Dân sau “sự kiện thảm sát mùng 04 tháng 06” năm 1989 đã dẫm đạp lên máu tươi của những người tiên phong thúc đẩy dân chủ leo lên đến vị trí quyền lực cao nhất. Giang Trạch Dân sinh ở Dương Châu, là vùng đất Ngô Sở thời cổ đại.

“Môn ngoại khách lai chung bất cửu”: Khách ngoài cửa đến chẳng được lâu

“Khách”: Trong “Thôi Bối Đồ” chỉ ngoại tộc, nước khác. Ví như quẻ 7 trong “Thôi Bối Đồ” dự ngôn Thổ Phiên xâm lược triều Đường: “Phá quan khách sạ lai, đẩu lệnh Trung Nguyên khốc” (tạm dịch: phá quan khách chợt đến, Trung Nguyên bỗng khóc vang), “khách” trong quẻ tượng đó chỉ Thổ Phiên.

“Khách ngoài cửa đến” trong quẻ tượng này là chỉ đảng cộng sản “bóng ma của phương tây” —- nước Đức khởi nguồn, Liên Xô cải tiến, Trung Quốc kế thừa, ban đầu chính quyền cộng sản Trung Quốc thành lập được gọi là “Trung Hoa Xô-Viết”, ngụ ý là chỉ chính quyền cộng sản theo kiểu Liên Xô ở Trung Hoa, dựa theo mô hình của Xô-Viết.

“Bóng ma phương tây”: Câu đầu tiên của Các-mác trong “Tuyên ngôn cộng sản” chính là: “Một bóng ma, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, đang bao trùm trên bầu trời của châu Âu”. Câu này chỉ chính quyền màu đỏ đến từ bên ngoài cuối cùng sẽ không được dài lâu.

“Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”

“Giác Cang”: “Giác”, “Cang” đều là nằm trong bảy chòm sao thuộc Thanh Long ứng với phương đông trong nhị thập bát tú. Đây là điều mọi người đều biết, nhưng mà, các cách giải thích trước đây đều không tìm ra được chân cơ của tầng sâu hơn.

“Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”: Cách giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất chính là “năm tại Giác Cang”, năm tuổi ở Giác Cang, suy rộng ra một chút, chính là: Tuế tinh (sao Mộc) ở vị trí hai chòm sao Giác Cang, chỉ đoạn thời gian cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, giống như trong hình trên.

2.Kỷ niên sao Mộc

Tuế tinh, là cách gọi của Trung Quốc cổ đại đối với sao Mộc, bởi vì sao Mộc vận hành phía trên bầu trời sao, chu kỳ vận hành một vòng gần 12 năm (11,862 năm). Trong đồ hình thiên tượng của Trung Quốc cổ đại, căn cứ theo phạm vi chung quanh bầu trời sao, theo góc độ bình quân chia thành 12 Tinh thứ: Tinh Kỷ (星纪), Huyền Hiêu (玄枵), Cư Tư (娵訾), Giáng Lâu (降娄), Đại Lương (大梁), Thực Thẩm (实沈), Thuần Thủ (鹑首), Thuần Hỏa (鹑火), Thuần Vĩ (鹑尾 ), Thọ Tinh (寿星), Đại Hỏa (大火), Tích Mộc (析木). Mười hai Tinh thứ này không giống với 12 cung hoàng đạo (12 chòm sao) của phương tây.

Trung Quốc cổ đại phân chia bầu trời sao thành 12 Tinh thứ, ranh giới của nó đối ứng với 28 chòm sao (nhị thập bát tú).

Vì sao Mộc mỗi một năm tuổi cần phải đi qua một Tinh thứ, một vòng gần 12 năm, vậy nên gọi sao Mộc là Tuế tinh. Tuế tinh có thể làm một loại ghi chép thời gian trong niên đại sự kiện, đây chính là kỷ niên Tuế tinh.

“Võ Vương phạt Trụ, Tuế tinh ở Thuần Hỏa”, đây là thiên tượng trong Võ Vương phạt Trụ được ghi chép trong Quốc Ngữ: Tuế tinh (sao Mộc) vận hành đến phạm vi Thuần Hỏa trong 12 Tinh thứ, thời đó Võ Vương thảo phạt Thương Trụ Vương.

3.Tuế tinh ở Giác Cang

“Tuế tại Giác Cang”, giải thích dễ dàng dễ hiểu nhất chính là sao Tuế di chuyển trong phạm vi của chòm sao Giác, chòm sao Cang.

Thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại, lấy sao Bắc Cực làm trung tâm, phân chia thành 3 viên 28 tú (3 bức tường 28 chòm sao), trong đó 7 chòm sao Thanh Long phía đông là: Giác (角), Cang (亢), Đê (氐). Phòng (房), Tâm (心), Vĩ (尾), Cơ (箕). Giác, Cang là đứng đầu của chòm sao Thanh Long.

Hình vẽ thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại bầu trời sao thành ba viên 28 tú (ba bức tường 28 chòm sao).

Chúng ta hãy xem đồ hình thiên tượng này:

Đồ hình giải thích ẩn đố của thiên tượng năm 2016 – năm 2017 trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Thối Bối Đồ”

Tuế tinh vào khoảng ngày 15 tháng 11 năm 2016 di chuyển vào phạm vi sao chòm sao Giác, và sau đó Tuế tinh di chuyển ở lại chòm sao Giác, rồi sau đó di chuyển ngược và dừng lại bức tường Thái Vy (太微垣), sau đó di chuyển xuôi đi xuyên qua chòm sao Giác (角宿), chòm sao Cang (亢宿), thời gian rời khỏi chòm sao Cang, là khoảng ngày 05 tháng 12 năm 2017, vậy nên sao Tuế trong thời gian ở Giác Cang, chính là khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017, trong phạm vi thời gian này, chính là Càn Khôn tái tạo (trời đất được tạo lại mới).

4.Càn Khôn tái tạo diệt Trung Cộng, huỳnh hoặc thủ tâm xem thiên tượng

“Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa (huỳnh hoặc) di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.

Quẻ tượng này trong “Thôi Bối Đồ” là nói về khí số của triều đại đỏ. Hai cầu mở đầu “Huệ tinh sạ kiến, bất lợi đông phương”, giảng hoàn cảnh quốc tế bắt đầu từ năm 1986, chính quyển đảng cộng sản Liên Xô phía bắc (Trung Quốc) và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ và giải thể, sau đó nói đến phong trào sinh viên mùng 04 tháng 06 năm 1989 ở Trung Quốc, sau đó bị ĐCSTQ trấn áp dã man, nói ĐCSTQ “bóng ma phương tây” này là “khách ngoài cửa sẽ không lâu dài”, và “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”, đối ứng với cuối năm 2016 đến năm 2017, cũng là là thời kỳ mà ông Tập Cận Bình nắm quyền.

Đây cũng hoàn toàn ăn khớp với quẻ tượng 53 trong “Thôi Bối Đồ” được giảng trước đó: “Thiên tử Quan Trung thuận thiên thôi mệnh, thay đổi kinh kỳ thiên hạ an định”.

Năm 2016, quỹ đạo của Tuế tinh (sao Mộc) triển hiện, thiên tượng “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang” này vốn không phải là cô lập, mà là chặt chẽ gắn liền với “huỳnh hoặc thủ tâm” – thiên tượng nổi tiếng hung hiểm nhất của Trung Quốc cổ đại này với năm 2016.

Phía sau chúng ta hãy xem thử: ngày 24 tháng 03 đến ngày 30 tháng 08 năm 2016, cảnh tỉnh của thiên tượng huỳnh hoặc thủ tâm.

V.Thiên tượng hung hiểm trong năm 2016: Huỳnh hoặc thủ tâm 

1.Giới thiệu sơ lược về “Huỳnh hoặc thủ tâm”

Huỳnh hoặc thủ tâm là thiên tượng quan trọng nhất, hung hiểm nhất trong thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại.

Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian. “Huỳnh hoặc” là cách gọi của Trung Quốc cổ đại. Sao hỏa lấp lánh (hỏa tinh huỳnh huỳnh), màu sắc ửng đỏ, quỹ đạo biến hóa khó xác định, bởi vậy được gọi là “Huỳnh hoặc”. Huỳnh hoặc là Phạt tinh (ngôi sao xử phạt) trong thiên tượng học, đại biểu binh đao loạn lạc, chết chóc tai ương, v.v…Trong tinh tướng học của Tây phương, sao Hỏa cũng đại biểu cho chiến tranh, chết chóc, Trời phạt.

Trái Đất quay từ Tây sang Đông, vì vậy nhật nguyệt tinh tú nhìn thấy được đều là mọc từ phương Đông, lặn ở phương Tây, đây là di chuyển thuận (xuôi) của các vì sao.

Nhưng nhìn từ trên mặt đất, ngôi sao cũng sẽ có lúc di chuyển ngược. Lấy sao Hỏa làm ví dụ, Trái Đất trên quỹ đạo quay quanh Mặt trời, khi đến gần sao Hỏa, nếu đứng ở trên Trái Đất mà nhìn, tốc độ quay quanh Mặt trời của Trái Đất nhanh hơn sao Hỏa, vì vậy nhìn thấy sao Hỏa lùi lại phía sau trên nền bầu trời sao; giống như khi chúng ta ngồi trên xe tốc hành, nhìn thấy những chiếc xe chạy chậm đi về trước cũng đang “lùi lại phía sau”, đây chính là “di chuyển ngược”.

Tốc độ vận hành của sao Hỏa chậm lại trên diện rộng, dừng lại không chuyển động ở chỗ điểm cong, quá trình này được gọi là “dừng lại theo chiều vận chuyển xuôi”, “dừng lại theo chiều vận chuyển ngược”. “Dừng lại” tiếp cận một chòm sao nào đó, thì gọi là thủ (coi giữ) chòm sao đó. Ví như Huỳnh hoặc thủ tâm, Huỳnh hoặc thủ Phòng, thủ Đê, thủ Vĩ ….. chính là nói về việc sao Hỏa lưu lại ở khu vực các chòm sao khác nhau.

Chòm sao Tâm Túc phạm vi nhỏ nhưng quan trọng nhất. Chòm sao Tâm Túc có ba ngôi sao, sao Tâm Đại ở chính giữa (Tâm Túc 2) là sáng nhất, tượng trưng cho đế vương, quân chủ; sao Tâm Tiền ở phía trước (Tâm Túc 1) tượng trưng cho thái tử; sao Tâm Hậu ở phía bên dưới (Tâm Túc 3) tượng trưng cho con thứ (con vợ lẽ).

“Huỳnh hoặc thủ tâm”, chính là sao Hỏa ở trong phạm vi của chòm sao Tâm Túc. Đây là thiên tượng đại hung không thường phát sinh. Bởi vì sao Hỏa là Phạt tinh tượng trưng cho tử nạn, vì vậy dừng lại coi giữ ở vị trí chòm sao Tâm Túc tượng trưng cho thiên tử, thì sẽ cấu thành kiếp nạn hung hiểm của thiên tử.

Đại Đường Khai Nguyên Chiêm Kinh nói đến thiên tượng này, ngụ ý: “Bề tôi thay đổi triều chính, vua chúa rời khỏi cung điện của mình”; “thiên tử mất đi địa vị”; “đại thần làm phản, mưu đồ cướp ngôi”.

“Thiên Quan Thư” trong Sử ký có viết: “(Sao Hỏa) xâm phạm, coi giữ chòm sao Phòng, sao Tâm; vương giả ắt gặp nạn”.

Chương “Ngũ Tinh Chiêm” của sách lụa trong ngôi mộ cổ thời Hán ở gò Mã Vương thì nói rằng: “(Sao Hỏa) gặp sao Tâm Túc, thì là áo tang, ở phương Bắc hay ở phương Nam, đều là tử vong chết chóc…”.

Có thật sự đáng sợ như vậy không? Vào thời cổ đại xác thực là như vậy, thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”, khiến cho thiên tử khiếp đảm rùng mình, bởi vì gần như không có ai có thể thoát khỏi kiếp nạn.

Con người trong xã hội ngày nay lại cười nhạo người xưa ngu muội, không phải là bởi vì người thời nay thông minh hiểu biết hơn, mà là bởi vì không hiểu được hàm ý của thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Lại từng có học giả tuyên bố rằng: Trung Quốc cổ đại 23 lần “Huỳnh hoặc thủ tâm” thì có 17 lần là giả, cho rằng “Huỳnh hoặc thủ tâm” là thiên tượng giả tạo. Cách nói vô cùng sai lầm, đã khiến các học giả nghi ngờ và phủ định điều này. Theo đó sai lại càng sai khi người ta không ngừng lan truyền và biến nó trở thành “bằng chứng lý luận” trong việc phủ định ý nghĩa thiên tượng của “Huỳnh hoặc thủ tâm”.

2.Lời đồn nhảm năm 2001, đánh lừa dư luận quên hung hiểm 

Cách nói “Huỳnh hoặc thủ tâm” vào năm 2001 đã được lưu truyền rộng rãi trên khắp thế giới, đã được viết vào Wikipedia, nghiễm nhiên đã trở thành tri thức khoa học phổ cập.

Tuy nhiên nếu chúng ta xác định vị trí của tấm hình đồ hình “Huỳnh hoặc thủ tâm” năm 2001 đã lưu truyền rộng rãi đó, thì có thể phát hiện đây là một chiêu trò đánh lừa dư luận.

Đồ hình gốc cố ý không ghi rõ “chòm sao Vĩ” (尾宿) và giới hạn, chế tác thành huỳnh hoặc thủ “Tâm” ().

Nguyên tấm hình được vẽ rất chuyên nghiệp, nhưng cũng rất “chuyên nghiệp” trong việc ẩn đi chòm sao Vĩ (尾宿), cũng không vẽ ra hai đường ranh giới hướng thẳng của hai chòm sao, khiến người ta lúc đầu vừa nhìn thấy sao Hỏa (火星) di chuyển ngược lưu thủ (dừng lại coi giữ) trong phạm vi của sao Tâm Túc (心宿). Kết quả xử lý như vậy, khiến cho “Huỳnh hoặc thủ Vĩ” vốn không nổi tiếng gì, đã biến thành “Huỳnh hoặc thủ tâm” danh tiếng vang xa.

Cái chiêu trò chuyên nghiệp này đã mê hoặc đánh lừa thế gian, khiến người ta cảm thấy: Thì ra huỳnh hoặc thủ tâm vốn không đáng sợ như vậy. Giang Trạch Dân người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ chưa chết, vậy nên vội quy kết rằng cách nói của người xưa là ngu muội. Đây vừa khéo là bị “đồ hình thiên tượng Huỳnh hoặc thủ tâm năm 2001” ngụy tạo đánh lừa, nghe nhìn lẫn lộn.

3.Huỳnh Hoặc thủ Đê, gian thần xuất hiện, quân vương tử vong 

Thiên tượng từ ngày 24 tháng 03 đến ngày 30 tháng 08 năm 2016, trên tổng thể đều gọi là “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Ngày 24 tháng 03 đến ngày 11 tháng 05 là đi thuận chiều coi giữ chòm sao Tâm Túc, và sau đó bắt đầu đi ngược chiều coi giữ chòm sao Đê – coi giữ chòm sao Đê cũng là một thiên tượng hung hiểm.

“Thiên Văn chí”, Hán Thư nói rằng: “Huỳnh hoặc đi vào trong Đê; Đê là cung của thiên tử; Huỳnh Hoặc đi vào, ngụ ý là có tặc thần (gian thần)”.

Đại Đường Khai Nguyên Chiêm kinh nói rằng: “(Chòm sao) Đê là cung của thiên tử, Phạt tinh đi vào, là điềm không lành, phòng thủ đất nước, quân chủ gặp tử nạn”.

Năm 195 TCN, “Huỳnh hoặc thủ Đê”, Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà. Tặc thần đi vào cung điện thiên tử hiển nhiên là Lã Hậu. Lưu Bang chết, Lã Hậu nắm quyền, để cho con trai ruột của bà là Lưu Doanh lên ngôi. Bảy người con trai khác của Lưu Bang, Lã  Hậu chỉ để lại đứa con nuôi của mình là Lưu Trưởng và Lưu Hằng (Hán Văn Đế sau này) vốn không được thương yêu, những người còn lại đều bị bà hại chết…

“Thiên Văn chí”, Hán Thư viết rằng: “Mùa xuân năm Cao Tổ thứ 12 (năm 195 TCN), Huỳnh Hoặc thủ Tâm, tháng 4 Cao Tổ băng hà” – Đây là ngụy tạo của lịch sử. Bởi vì Tần Thủy Hoàng là Chân Long Thiên tử, Tổ Long được công nhận, ông ấy chết bởi thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, vì để “chứng tỏ” địa vị thiên tử chính thống của Lưu Bang, liền đem thiên tượng khi Lưu Bang chết ngụy tạo thành “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Dùng phần mềm thiên văn Stellarium thông dụng ngày nay để kiểm chứng, thiên tượng khi Lưu Bang chết là “Huỳnh hoặc thủ Đê” (sao Hỏa dừng lại trong chòm sao Đê), thiên tượng như đồ hình dưới đây.

Đồ hình thiên tượng năm 195 TCN: Huỳnh hoặc ở lại chòm sao Đê (荧惑守氐宿). Năm đó Lưu Bang chết.

Bởi vì thời xưa cơ bản không thể suy đoán thiên tượng một cách chuẩn xác, vậy nên cứ mãi cho rằng Lưu Bang giống như Chân Long Thiên Tử Tần Thủy Hoàng, chết bởi thiên nạn “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, không biết rằng đó là “Huỳnh hoặc thủ Đê”. Khai Nguyên Chiêm kinh triều Đường nói “Huỳnh hoặc thủ Đê là quân vương chết”, không phải gán ghép cho Lưu Bang, mà đây là quẻ tượng độc lập.

“Huỳnh hoặc thủ Đê” có tặc thần, quân vương chết, trong lịch sử còn có không ít ví dụ chân thật để nghiệm chứng, ở đây không đưa thêm nữa. Mức độ hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Đê” mỗi lần không giống nhau, nhưng đều không sánh được với “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Hơn nữa có nhiều lúc nó là thiên tượng phụ theo “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, sẽ tăng thêm hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Tâm”.

“Huỳnh hoặc thủ Tâm” năm 2016, vị trí hướng thẳng của sao Hỏa đặc biệt gần với sao Tâm Túc, thêm vào đó là nguy hiểm đáng sợ của “Huỳnh hoặc thủ Đê”, khiến cho thiên tượng trong năm nay, nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay.

Thiên nhân hợp nhất (người và trời hòa làm một), sự kiện lớn nhất như vậy, ắt sẽ đối ứng với hiện tượng thiên thượng lớn nhất. Đó là chuyện gì đây? Chúng ta còn cần phải nhìn lại tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/01/153979.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”二.html

 



Ngày đăng: 19-09-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.