Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (9)

Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo phần 8

[ChanhKien.org]

c9ba7b52-2028-4a82-b50c-0a487f3c4386

 

Bài 9

Nguyên văn

曰(yuē) 水(shuǐ) 火(huǒ) ,木(mù) 金(jīn) 土(tǔ) ,

此(cǐ) 五(wǔ) 行(xíng) ,本(běn) 乎(hū) 數(shù) 。

曰(yuē) 仁(rén) 義(yì) ,禮(lǐ) 智(zhì) 信(xìn) ,

此(cǐ) 五(wǔ) 常(cháng) ,不(bù) 容(róng) 紊(wèn ) 。

 

Phiên âm Hán Việt

Viết thủy hỏa, mộc kim thổ,

Thử Ngũ hành, bổn hồ số.

Viết nhân nghĩa, lễ trí tín,

Thử ngũ thường, bất dung vấn.

 

Tạm dịch

Nói về thủy về hỏa

Nói về mộc về kim về thổ

Ngũ hành này

Là căn bản của vũ trụ

Nói về nhân về nghĩa

Nói về lễ về trí về tín

Ngũ thường này

[phải tuân theo] Không được loạn

 

Giải thích từ

(1) Thử (此):này

(2) Hành (行):khái niệm cơ bản để phân loại mọi vật

(3) Bổn, còn được đọc là “bản” (本):căn bản, mấu chốt

(4) Hồ (乎): từ, khởi đầu từ

(5) Số (數):chỉ nguyên lý của tự nhiên

(6) Thường (常): chỉ về đạo lý vĩnh hằng bất biến

(7) Dung (容):cho phép, đồng ý

(8) Vấn (紊):loạn, đảo loạn

 

Dịch nghĩa

“Ngũ hành” là chỉ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (hay kim loại, gỗ, nước, lửa, đất). Người Trung Quốc cổ đại cho rằng đây là những thứ cơ bản cấu thành các loại sự vật trong vũ trụ, giữa chúng với nhau đồng thời có sự tương sinh tương khắc (tức là cái này sinh ra cái kia đồng thời cái này cũng triệt tiêu cái khác), đó là do nguyên lý của tự nhiên quyết định.

“Ngũ thường” nói về năm phép tắc bất biến gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đây là chuẩn tắc làm người và xử lý mọi việc; yêu thương bảo vệ người khác, cố gắng vì lợi ích của người khác gọi là “nhân”; làm những việc đúng với lẽ phải gọi là “nghĩa”; khiêm nhường có lễ gọi là “lễ”; khả năng suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng gọi là “trí”; thái độ thành thật không lừa dối gọi là “tín”. Mỗi người đều nên tuân thủ năm phép tắc này, không được làm rối loạn dù chỉ một chút.

 

Thảo luận vấn đề

1) Ngũ hành trong các phương diện như tự nhiên và cơ thể người là chỉ về cái gì?

2) Thử nói xem trong cuộc sống bạn thực hiện Ngũ thường như thế nào?

 

Giải đáp tham khảo

Mối quan hệ đối ứng của Ngũ hành và tự nhiên gồm:

Ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy

Mùa vụ: xuân, hạ, trường hạ, thu, đông

Phương vị : đông, nam, tây, bắc, trung tâm

Khí hậu: gió, nắng, ẩm ướt, khô hanh, lạnh

Quá trình phát triển: sinh ra, lớn lên, già, thu hoạch, cất giữ

Ngũ vị: chua, ngọt, đắng, cay, mặn

Ngũ sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen

 

Mối quan hệ đối ứng của Ngũ hành và tự nhiên gồm:

Ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy

Tạng: gan, tim, lá lách, phổi, thận

Phủ: túi mật, ruột non, dạ dày, ruột già, bàng quang

Ngũ quan: mắt, lưỡi, miệng, mũi tai

Hình thể: gân, mạch máu, cơ, da, xương

Tình cảm: tức giận, vui thích, trầm tư, buồn, sợ hãi

Câu chuyện

“Học thuyết Ngũ hành về tương sinh tương khắc”

Học thuyết về Ngũ hành nói về nguồn gốc và sự biến hóa đa dạng của mọi sự vật trên thế giới. Giữa Ngũ hành với nhau có sự tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là mối quan hệ làm cho sinh sôi, dưỡng sinh, thúc đẩy nhau biến đổi; tương khắc bao hàm ý khắc chế, kiềm nén, kiềm chế, gạt bỏ, loại trừ.

Nguyên lý tương sinh trong Ngũ hành tức là: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Còn tương khắc tức là: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Mối quan hệ tương sinh tương khắc này của Ngũ hành đã duy trì mọi vật sinh trưởng bình thường và phát triển hài hòa.

Theo truyền thuyết có một người tên là Trứu Diễn đã đưa ra lý luận về Ngũ hành. Ông cho rằng người làm Thiên tử thì ắt phải có một đức trong Ngũ hành thì mới ngồi lên ngôi vị hoàng đế được. Nếu như đức hành của người làm vua đó mà yếu, thì sẽ bị một hành khác trong Ngũ hành thay thế.

Theo ghi chép, Hoàng Đế có “thổ” đức, nên ông làm Vương. Nhưng về sau, “thổ” đức suy yếu, “mộc” đức khắc thổ bắt đầu hưng thịnh, vua Vũ có “mộc” đức lên làm hoàng đế. Đến khi “mộc” suy yếu, “kim” đức khắc mộc bắt đầu hưng thịnh, vua Thương Thang có “kim” đức thay thế và lên làm hoàng đế. Tiếp đó là “hỏa” đức khắc kim bắt đầu hưng thịnh, và Châu Văn Vương với “hỏa” đức lên làm hoàng đế; cứ tuần hoàn như vậy liên tục không dừng.

 

Kẻ bội tín quên nghĩa mất hết tất cả

Ngu Phù là người bán sơn thuộc nước Việt thời Xuân Thu, cùng thời với Kế Nhiên và Phạm Lãi, không cam chịu sống đời nghèo khổ, nhìn thấy bạn bè nhờ buôn bán mà trở nên giàu có, nên cũng nóng lòng muốn thử buôn bán. Đầu tiên ông tìm đến Kế Nhiên để thình giáo cách làm giàu, Kế Nhiên nói với Ngu Phù: “Hiện nay con đường buôn bán sơn rất tốt, sao anh lại không trồng một ít cây sơn để lấy sơn đi mà bán?” Ngu Phù nghe xong trong lòng vui mừng, liền hỏi Kế Nhiên về kỹ thuật trồng sơn, Kế Nhiên tận tâm chỉ bảo. Sau khi trở về nhà, Ngu Phù thức khuya dậy sớm cần cù làm việc, cuối cùng đã khai khẩn được một vườn sơn với quy mô rất lớn.

Sau ba năm cây sơn đã to lớn, Ngu Phù vô cùng vui mừng. Bởi vì nếu có thể lấy được hàng trăm thùng sơn thì đã có thể kiếm được rất nhiều tiền. Thế rồi Ngu Phù chuẩn bị chuyển những thùng sơn lấy được đến nước Ngô để bán, đúng lúc đó có anh vợ đến thăm và nói với Ngu Phù: “Anh thường đến nước Ngô buôn bán, nên biết được ở đó người ta bán sơn thế nào, nếu làm tốt thì có thể có lãi gấp mấy lần đấy!”

Ngu Phù nóng lòng phát tài, lại hỏi làm thế nào mới kiếm được nhiều tiền hơn, anh vợ Ngu Phù nói: “Ở nước Ngô, sơn bán rất dễ, ta nhìn thấy không ít người nấu lá cây sơn thành cao, rồi dùng cao đó trộn vào sơn để bán, như thế có thể lãi được gấp mấy lần đấy, mà người nước Ngô lại không phát hiện được.” Ngu Phù nghe xong, ngày đêm nhặt lá sơn để nấu cao, xong rồi vận chuyển cao và sơn đến nước Ngô.

Khi đó bởi vì quan hệ nước Ngô và nước Việt vô cùng căng thẳng, không buôn bán qua lại được, nên sơn ở nước Ngô vô cùng hiếm. Lái buôn sơn ở nước Ngô nghe nói Ngô Phù mang sơn đến bán, họ vui mừng không ngớt, còn chạy cả ra ngoài thành để đón Ngu Phù, lại còn sắp xếp chỗ ăn chỗ ở cho anh. Ở chỗ trọ, các lái buôn sơn nước Ngô vừa nhìn thấy sơn của Ngô Phù đúng là loại tốt, bèn thương lượng về giá cả, xong rồi dán niêm phong và hẹn ngày mai đến giao tiền rồi lấy sơn.

Đợi những người buôn sơn rời khỏi, Ngu Phù bèn dỡ niêm phong, suốt đêm anh đổ cao sơn nấu sẵn vào trộn lẫn với sơn. Không ngờ do bận tay bận chân, nên vẫn để lại dấu vết. Hôm sau, các lái buôn đến như đã hẹn, họ phát hiện niêm phong trên thùng sơn có dấu vết bị bóc, nên họ nghi ngờ, rồi mượn cớ không đưa tiền và nói vài ngày nữa sẽ quay lại.

Ngu Phù ở trong quán trọ đợi mấy ngày cũng chẳng thấy mặt mũi những người buôn sơn đâu. Thời gian kéo dài, cao sơn bị trộn lẫn trong thùng sơn biến chất và hỏng. Kết quả, Ngu Phù không bán được ít sơn nào, cuối cùng phải đổ đi hết. Người buôn sơn nước Ngô nghe tin xong, đều phê bình: “Người làm buôn bán cần phải thành thật, chất lượng hàng hóa không thể lừa người được, hôm nay anh bị thế này, có ai lại thương hại anh chứ?”

Ngu Phù không còn tiền để về nước, đành ở nước Ngô xin ăn, lại thường bị người ta chế giễu, cuối cùng chán nản vì khốn khó mà chết nơi đất khách quê người.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Ngu Phù trong câu chuyện trên vì sao lại chết nơi đất khách?

(2) Bạn cảm thấy người buôn bán cần có đạo đức kinh doanh như thế nào? Hãy đưa ra những ví dụ phản diện từ xưa đến nay để nói rõ hơn.

 

Dịch từ:  http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z009.htm