Kim vô túc xích, Nhân vô thập toàn

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[PureInsight.org] Một hôm, em gái tôi kể một câu chuyện về cha tôi. Ông đã minh bạch chân tướng Pháp Luân Công, thích xem truyền hình Tân Đường Nhân và giảng chân tướng ở bất cứ nơi nào mà ông tới. Một hôm ông ra ngoại ô và nghe thấy vài người đang nói chuyện về Pháp Luân Công. Một người nói: “Pháp Luân Công rất tốt. Đừng tuỳ tiện nói lời bất hảo về nó”. Khi cha tôi nghe thấy như vậy, ông tiến tới chỗ họ và nói: “Các con trai và con gái tôi đều tu luyện Pháp Luân Công đấy”. Người này liền nắm lấy tay cha tôi và nồng nhiệt mời cha tôi về nhà chơi. Khi về tới nhà, người này đã mời cha tôi uống trà nóng và tỏ ra rất kính trọng ông, rồi đề nghị ông nói rõ hơn về chân tướng Pháp Luân Công. Cha tôi bắt đầu giảng chân tướng về vụ tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn và về ĐCSTQ tà ác, đồng thời điểm lại những tin tức và bình luận từ đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Khi nghe được câu chuyện này, tôi bỗng có một thể ngộ mới về một câu ngạn ngữ Trung Hoa “Kim vô túc xích, Nhân vô thập toàn” (Vàng không thuần khiết, người không hoàn hảo). Tôi cũng đã thay đổi những thành kiến về cha mình.

Từ bé đến lớn tôi luôn có thành kiến với cha mình. Tôi luôn nghĩ rằng “lòng trắc ẩn” của ông không thật sự là Thiện. Cha tôi chưa khi nào làm hại ai, nhưng lòng trắc ẩn của ông chỉ dành cho những người mà ông ưa thích; thậm chí ông còn sẵn sàng chết vì họ. Nhưng ông lại không quan tâm đến gia đình mình lắm. Tôi chưa bao giờ hiểu được hành xử của ông và rất khó chịu với ông. Tuy nhiên, có một điều đáng quý nhất về cha: sau khi minh bạch được chân tướng về Pháp Luân Công, ông trở thành một phương tiện truyền thông di động, giảng chân tướng bất cứ nơi nào mà ông tới. Ông không hề sợ hãi và đã nói về nó với bất cứ ai mà ông gặp. Những sinh mệnh minh bạch chân tướng là đáng quý nhất. Làm sao mà tôi lại có thể cứ tiếp tục bị ám ảnh bởi quan niệm cá nhân của mình chứ?!

Người ta không chỉ sống một đời, mà đã từng sống nhiều kiếp và trong vô minh đã vô tình làm những điều xấu. Hôm nay con người lại đến thế gian; làm sao người ta có thể hạnh phúc mà không cần phải hoàn trả nghiệp lực đã nợ từ trước? Nghiệp lực thể hiện ở nhiều phương diện, đó là lý do tại sao những người khác nhau có các tính khí, tính cách, và đặc điểm khác nhau. Với những quan niệm được hình thành sau khi sinh, đặc biệt là dưới sự đầu độc của văn hoá ĐCSTQ, con người có xu hướng chú trọng vào những khiếm khuyết của người khác thay vì hướng nội vào chính mình. Khi có mâu thuẫn xuất hiện, người ta dùng những tâm giả dối, độc ác, đấu tranh để coi người khác như cỏ rác, và tìm cách chứng minh bản thân mình là đúng và thông thái. “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn” có thể nói đến những người cao quý và hiểu bản chất của con người.

Nếu không có những tư tưởng đúng đắn để chỉ đạo hành xử của mình, thì người ta không thể đề cao cảnh giới tư tưởng của mình được. Người đó sẽ không đột nhiên có được lý trí khi đối mặt với vấn đề. Người xưa có văn hoá truyền thống để chỉ đạo họ hướng nội khi đối mặt với vấn đề. Chẳng hạn, có câu ngạn ngữ “kiến hiền tư tề” (thấy người tốt thì phải học theo) và câu “kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh” (thấy người không tốt thì phải tự xét mình). Câu tục ngữ “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn” nhằm chỉ sự thấu hiểu bản chất con người, và sự bao dung và vị tha.

Những gì chúng ta thấy là sai không nhất thiết là sai. Trong đau khổ ở kiếp này, chúng ta hoàn trả những gì mình đã nợ ở những kiếp trước. Vậy thì sao? Nếu không như thế thì người ta sẽ không thể trả được nợ nghiệp. Suy xét thấu đáo câu ngạn ngữ này, tôi nhận ra rằng nó khích lệ người ta suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời, cũng như mối quan hệ nhân duyên giữa nhân sinh và vũ trụ.

Để có thể đạt được sự trí huệ trong không gian mê này và trở về bản chất thiện lương của mình, con người ta phải giải thể triệt để văn hoá đảng tà ác và liễu giải được chân tướng về Pháp Luân Công. Những người có điều kiện nên tìm đọc cuốn Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Công). Dưới sự chỉ đạo của đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, người ta có thể phá trừ được các quan niệm của mình và đồng hoá với các đặc tính này. Khi đó, quan niệm của người ta sẽ dần dần thay đổi về bản chất. Con người sẽ có được sự hiểu biết mới về vũ trụ và về cuộc sống.

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/7090, có tham khảo bản tiếng Hán: http://www.zhengjian.org/node/150343