Cha chính là tấm gương của tôi



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[ChanhKien.org] Trước đâytôi đã từng rất miễn cưỡng mỗi khi về thăm nhà cha mẹ ruột, vì thường chỉ sau vài lời qua tiếng lại tôi sẽ tranh cãi với cha và không ai chịu nhường ai.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi biết rằng mình nên khoan dung, rộng lượng nghĩ về người khác trước và luôn từ bi với người khác, gồm cả thân nhân của mình. Vậy nên tôi quyết định hòa thuận với cha mà không mất bình tĩnh nữa. Tuy nhiên, tôi đã làm không tốt dù đã tu luyện được 10 năm. Đôi khi tôi rất thất vọng vì vẫn còn cãi nhau to tiếng nếu cha nói gì đó không thuận tai. Tôi tự trách bản thân vì đã không thể vượt qua quan khảo nghiệm tâm tính này.

Vào ngày 01 tháng 10 năm nay, tôi cùng chồng về thăm cha mẹ. Cha tôi vẫn cứ đề cao quan điểm cá nhân của mình hoặc nói thao thao về những sự kiện xã hội như trước đây. Tôi cố gắng kìm chế bản thân để không tức giận hay sa vào tranh luận. Tôi cảm thấy tâm lý rất bình tĩnh và thoải mái mà không rối trí như trước và tôi đã giữ được trạng thái này đến khi rời đi.

Sau khi về lại nhà riêng, tôi nhận ra rằng tất cả những biểu hiện của cha chính là để tôi đề cao tâm tính. Khi tôi không nhẫn với người khác, hoàn cảnh xung quanh tôi trở nên bất tịnh, những điều tiêu cực phản ánh trạng thái tâm tính của tôi. Khi tôi nhận ra rằng mình nên khoan dung với người khác, lấy thiện đãi người, không tranh biện, không hiển thị, hoàn cảnh sẽ được năng lượng thuần chính của Đại Pháp bao phủ toàn bộ; người khác sẽ có thể tự họ khởi được chính niệm và tự giác ức chế những tư tưởng bất hảo của họ. Là một người tu luyện, tôi chỉ có thể tu luyện bản thân mình tốt hơn bằng cách hướng nội vô điều kiện. Môi trường có thể được cải biến và nhân tâm hướng thiện.

Sau khi tĩnh tâm xuống, tôi tìm thấy rất nhiều chấp trước. Ví dụ: Tôi không thích những tính xấu của cha tôi như: vô cảm, ích kỷ, khoe khoang, kiêu ngạo, tật đố, sợ hãi, mê tiền, thích đàm luận về những sự kiện xã hội. Giờ thì tôi lại tìm thấy tất cả những điều đó trong bản thân mình. Tôi luôn muốn thay đổi cha mình bằng cách bảo ông phải làm gì mà không hề hướng nội tìm lý do tại sao mình không thể nhẫn với những thiếu sót của cha như là một người tu luyện. Bây giờ tôi nhận ra rằng tất cả những biểu hiện của cha đều là an bài để tôi loại bỏ chấp trước của bản thân mình. Tôi thấy rằng mình vẫn còn cách quá xa so với kỳ vọng của Sư phụ vì tôi không có sự nhẫn nại của một người bình thường, chưa nói đến sự dung nhẫn của một người tu luyện. Cha tôi chính là một tấm gương phản ánh lại những chấp trước của tôi. Bây giờ tôi sẽ liệt kê chúng ra và loại bỏ chúng trong quá trình tu luyện Đại Pháp và cho mọi người thấy sự kỳ diệu của Đại Pháp.

1. Nóng nảy, gắt gỏng, ma tính lớn, cộc cằn, lời nói gây tổn thương. Tôi không thích tính khí nóng nảy, thiếu khoan dung và thường tranh cãi với người khác của cha tôi. Đó là vì trong tâm tôi không được thuần tịnh. Vì vậy, tôi rất thất vọng, trở nên hẹp hòi, và không có lòng bao dung.

2. Ích kỷ, tự cho mình là đúng, hiển thị, tự cao tự đại. Trước đây tôi luôn bực mình mỗi khi thấy cha tôi thể hiện và đề cao bản thân mà không bao giờ quan tâm đến người khác. Thực ra, tôi cũng có chấp trước hiển thị, nhằm đề cao danh tiếng bản thân. Tôi thậm chí ghét những người động chạm vào lòng tự trọng của mình và tôi cũng không có thiện niệm, cũng như không thể khoan dung với người khác. Tôi chẳng bao giờ quan tâm đến các thành viên trong gia đình.

3. Ghen ghét, tật đố, coi thường người khác. Cha tôi luôn nói về những người giỏi hơn ông với thái độ miệt thị và coi thường những người kém hơn ông; nhưng hiếm khi khen ngợi người khác. Tôi luôn nhắc nhở ông phải bình tĩnh, đừng soi mói cuộc đời của người ta. Nhưng ông không chịu tiếp thu và tôi luôn nổi giận. Tôi phát hiện bản thân có tâm tật đố mạnh mẽ và thiếu tôn trọng người khác. Ngoài ra tôi cũng coi thường những người đang gặp khó khăn. Đó là lý do tại sao tôi bị ảnh hưởng bởi hành vi của cha tôi, vì trường của tôi là bất thuần.

4. Chấp trước vào tiền bạc. Tôi đã rất bực bội vì cha tôi cứ nhất mực [sòng phẳng] trả lại tiền cho tôi sau khi tôi mua đồ hoặc trả tiền hóa đơn cho ông. Bây giờ tôi đã nhận ra mình quá chấp trước vào tiền bạc. Tôi thấy không vui và không hài lòng với số tiền mình có, do tôi chấp trước vào nó quá nhiều.

5. Hiếu kỳ về tin tức thời sự và các tin đồn. Mỗi khi về thăm nhà, tôi lại chăm chú ngồi nghe cha tôi kể chuyện thời sự hoặc chuyện nhà người khác. Mặc dù tôi cũng chẳng thích thú cho lắm, nhưng tôi không thể dừng ông lại được. Cuối cùng tôi lại trở nên thích nói về những chuyện đó với đồng nghiệp tại sở làm. Lẽ ra tôi nên tu khẩu. Tuy nhiên, tôi đã không hành xử như một người tu luyện, mà lại đổ lỗi cho cha tôi vì điều đó.

Tôi quyết định vứt bỏ tất cả những chấp trước mà mình có. Trong thế giới con người này, bất cứ nơi nào và bất kỳ người nào mà tôi gặp cũng đều mang lại cơ hội cho tôi tu luyện, bởi vì toàn bộ cuộc đời của tôi là để tu luyện. Sư phụ đã an bài lại đường đời của chúng ta để tu luyện. Chúng ta sẽ không bị mất mát gì khi thời thời khắc khắc đều quy chính bản thân theo Pháp như một người tu luyện chân chính, như vậy chúng ta mới có thể làm tốt trên con đường tu luyện mà Sư phụ an bài!

Đó là kinh nghiệm hiện tại của tôi. Nếu có bất cứ điều gì không thích hợp, tôi hy vọng các bạn đồng tu có thể vui lòng chỉ ra!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7044



Ngày đăng: 03-02-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.