Mạn đàm về “phản động”

Tác giả: Tô Phụng

[ChanhKien.org] “Phản động” là một câu khẩu hiệu được Trung Cộng dùng để đả kích những người có tư tưởng đối lập với nó, điều kỳ quặc chính là ở những nơi mà Trung Cộng thống trị, mọi người hễ nghe đến “phản động” lập tức căm bặt như hến. Đây thật sự là một hiện tượng khá tức cười, xin bàn với mọi người một chút.

Từ những khảo chứng về ý nghĩa của từ “phản động” trong các văn tịch Trung Hoa, có một câu “phản giả Đạo chi động, nhược giả Đạo chi dụng” (‘đối nghịch’ là cái động của Đạo, ‘yếu mềm’ là cái dụng của Đạo) trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, đây có lẽ là ý nghĩa sớm nhất của “phản động” (đi ngược lại), vốn không có bất kỳ điều gì khiến cho người cảm thấy “phản động” có cảm giác đại nghịch bất đạo gì đó.

Lấy một thí dụ: Một ngày nào đó, bốn người là A, B, C, D đi ra ngoài du lịch. Họ phân biệt đi về hướng đông, nam, tây, bắc; như vậy A là phản động (đi ngược lại) của C, B là phản động của D, nói ngược lại, C là phản động của A, D là phản động của B.

Tuy nhiều “phản động” như vậy đi cùng với nhau, nhưng chẳng ai cảm thấy rằng A là tội nhân gì đó của C, B là tội nhân gì đó của A, mà hai người B, D cũng sẽ không tự dưng coi sự phản động (đi ngược lại) của đối phương như là thái độ thù địch.

Nhưng trong mắt của Trung Cộng, phản động đã trở thành một tội danh, nhưng cụ thể là tội danh gì thì Trung Cộng cũng không nói rõ được, đại loại là sự xấu tệ của ai đó, “rất xấu rất tệ”, nhưng cụ thể xấu tệ như thế nào, lại cũng không nói ra được.

Thật ra, phản động mà Trung Cộng nói đến chẳng qua chính là bất đồng ý kiến với Trung Cộng hoặc phản đối Trung Cộng, điều này trong xã hội là chuyện rất bình thường, bởi vì sự vật đều có tính chất hai mặt, những gì Trung Cộng thích không hẳn là mọi người đều thích, những gì Trung Cộng phản đối không hẳn là mọi người đều phản đối, điều này thì lại có gì là sai?

Nhưng Trung Cộng suy cho cùng vẫn là tà giáo, không có lý tính và văn minh như của con người bình thường, trong nhận thức của nó phàm là điều gì phản đối nó chính là có tội, chính là “phản động”.

Thế là “phản động” (đi ngược lại) đã trở thành một điều cấm kỵ ở Trung Quốc, mọi người hễ nói đến mặt liền biến sắc.

Ngoài ra, “phản động” mà Trung Cộng định nghĩa hiện nay là có mâu thuẫn với “phản động” mà nó định nghĩa trước đó.

Ví dụ nói: vũ trang Trung Cộng trong thời kỳ Xô-viết là để bảo vệ Liên bang Xô-viết, cũng chính là mong sao đất nước chia rẻ, trong nước có những quốc gia khác. Nhưng hiện tại Trung Cộng lại phản đối “đất nước phân chia”, rồi xem đây là “phản động”; Trung Cộng trong thời kỳ kháng chiến hô lớn “dân chủ và nhân quyền”, bây giờ lại đưa ra nghị luận, tuyên bố “dân chủ và nhân quyền” là “phản động”; thời kỳ thập niên 50, 60, Trung Cộng coi tư bản, tư sản là “phản động”, hàng ngày đều lùng giết người, bây giờ lại không đúng với tư cách nữa, chủ yếu là nó đã có tư bản, tư sản (tài sản riêng) rồi; những năm 70, Trung Cộng tuyên bố Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là “phản động”, đến thập niên 80, Trung Cộng lại nói họ không “phản động” nữa.

Hay nói cách khác, “phản động” của Trung Cộng không hề có định nghĩa cố định: Trung Cộng trong suốt thời gian qua không chỉ tự “phản động” với chính bản thân nó, mà thành viên nội bộ của nó cũng “phản động” lẫn nhau, rất giống với con rắn hai đầu trong câu chuyện ngụ ngôn thời xưa, một đầu muốn đi như thế này, một đầu khác lại muốn đi như thế kia, cuối cùng hai cái đầu đã đánh nhau.

Trung Cộng ngay chính bản thân nó đều là một thứ “phản động” mà nó nói đến, vậy còn có tư cách gì lấy “phản động” để áp chế người khác? Hơn nữa đối với một “chính quyền” gì đó mà nói, ngay hiện tại không phải là một chính quyền giả dối sao?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2009/03/27/58586.“反动”漫谈.html