Đêm thắp nến tưởng niệm ở thủ đô nước Mỹ: Gửi gắm nỗi bi thương, truyền chân tướng



 

 

 

[ChanhKien.org] Buổi tối ngày 16 tháng 07 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công đã thắp nến dưới bia tưởng niệm Washington, thủ đô nước Mỹ, để tưởng niệm các đồng tu ở Trung Quốc Đại Lục bị bức hại đến chết trong suốt cuộc bức hại kéo dài 16 năm qua.

Chương trình hoạt động mỗi năm một lần này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công. Cô Đới Chí Trân lặng lẽ ngồi ở hàng phía sau cùng, chờ đến lúc hoạt động bắt đầu. Chồng của cô, anh Trần Thành Dũng, vào năm 2001 đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết. Năm ấy cô mới có 30 tuổi. Cú sốc này đã khiến cho đầu tóc Đới Chí Trân bị bạc trắng chỉ trong một đêm.

“Tôi cảm thấy rằng nếu anh ấy nhìn thấy con gái bây giờ đã khỏe mạnh trưởng thành như thế này, sẽ rất lấy làm an ủi.” Nhắc đến người chồng, cô liền chảy nước mắt. “Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên dẫn con gái Pháp Độ đến tham gia (đêm thắp nến tưởng niệm). Bây giờ đã 16 năm rồi, đã qua một thế hệ rồi. Hy vọng sang năm chúng tôi không còn phải đến đây nữa (cuộc bức hại kết thúc).”

Đới Chí Trân hy vọng mọi người có thể tìm hiểu rốt cuộc Pháp Luân Công là gì. Chính sức mạnh gì đã khiến cho học viên Pháp Luân Công có thể vì tín ngưỡng mà phó xuất lớn đến thế?

Bà Ann Corson

Đối với bà Ann Corson đến từ Philadelphia, đêm thắp nến tưởng niệm thật là đặc biệt. Bà chia sẻ, hoạt động này mang đến cho bà sự gắn bó với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, đồng thời cho bà cơ hội được đứng cùng với họ.

“Tổ tiên của tôi vào thế kỷ 17 vì tự do tôn giáo mà đến nước Mỹ. Vậy nên tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận đều đã ở trong gen của tôi. Tôi vừa mới sinh ra đã được hưởng những điều này rồi. Đối với tôi mà nói, không có hoàn cảnh tự do này là rất khó chịu đựng. Buổi lễ thắp nến trong đêm này nhắc nhở tôi rằng, trên thế giới vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc chỉ vì tín ngưỡng của họ mà bị bức hại cho đến chết.”

Năm nay đến Washington DC, bà Corson cũng đã phản ánh những tình huống mới của cuộc bức hại lên các nghị viên quốc hội.

Ngày 08 tháng 10 năm 2014, hạ nghị viện bang Pennsylvania đã thông qua bản nghị quyết, yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi cưỡng bức mổ cắp cướp tạng trên thân thể của tất cả các tù nhân bị giam giữ, bao gồm các học viên Pháp Luân Công; đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ nghiêm cấm những bác sĩ Trung Quốc tham mổ cắp nội tạng một cách vô đạo đức ấy nhập cảnh vào nước Mỹ.

Bản nghị quyết số 343 của hạ nghị viện yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi mổ cướp nội tạng nhắm vào các học viện Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác; yêu cầu điều tra một cách độc lập, rõ ràng, đáng tin cậy đối với hệ thông cấy ghép tạng của ĐCSTQ; đồng thời yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công đã kéo dài hơn 16 năm. Bản nghị quyết này đã được đưa ra vào hạ tuần tháng 6, các nghị viên có thể cùng tham gia ký tên.

Bà Corson nói phản ứng của văn phòng nghị viên quốc hội năm nay tốt hơn cả năm ngoái, họ đã quan tâm nhiều hơn đối với chân tướng Pháp Luân Công.

Jamie Stephens

Âm nhạc và ánh nến hòa bình đã thu hút rất nhiều người dân và du khách ở gần đó. Cô Jamie Stephens đến từ Alabama là một luật sư hình sự. Vì chồng đến Washington DC để tham gia huấn luyện, cô liền đi cùng để du lịch. Cô nói cả ngày hôm nay đều nhìn thấy rất nhiều áo thun màu vàng, vậy nên đã khơi gợi sự hiếu kỳ trong cô, cô đã lên mạng tra cứu hàng chữ phía sau lưng của những chiếc áo thun này: Pháp Luân Công. Do vậy, cô đã biết được cuộc bức hại ở Trung Quốc. Cô cảm thấy âm nhạc rất mỹ diệu, và quyết định dừng lại xem lễ thắp nến trong đêm dưới bia tưởng niệm, coi như đó là một chút tâm ý ủng hộ phản bức hại của mình. Cô đã ở lại gần hai giờ đồng hồ trong suốt quãng thời gian diễn ra hoạt động.

Cô rất hứng thú đối với xu thế khởi kiện Giang Trạch Dân ở trong nước Trung Quốc, và bày tỏ rằng cuối tuần sẽ tham gia luyện công tập thể trước cửa viện bảo tàng không gian hàng không.

Matt Hladiuk (trái) và người bạn Gunther Heyder

Matt Hladiuk là giáo viên dạy môn toán ở một trường trung học gần DC, sau giờ làm việc, anh cùng một người bạn đạp xe rèn luyện thân thể. Khi đi ngang qua bia tưởng niệm Washington, nhìn thấy hoạt động của các học viên Pháp Luân Công, họ đã dừng lại để hỏi thăm nhiều thông tin hơn. Sau khi anh biết được tội ác mổ sống người cướp nội tạng, liền nói: “Đây thật giống với tội ác giữa những năm chiến tranh thế giới lần thứ II. Tôi hết sức kinh hoàng,” anh bày tỏ, “đối với một pháp môn giản dị như Pháp Luân Công mà ĐCSTQ lại tiến hành bức hại. Điều này quả thật là xấu xa.”

Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2015/07/17/27100.美国首都烛光夜悼-寄托哀思传播真相.html

 



Ngày đăng: 20-07-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.