Khái quát về các không gian khác



Tác giả: Xinfaming

[ChanhKien.org] Các không gian khác với không gian chúng ta đang sống luôn là một điều bí ẩn đối với con người. Vậy thì các không gian khác trông như thế nào? Ở đây tôi xin giới thiệu một cách đơn giản. Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Siddarth Guatama) đưa ra thuyết ‘Tam thiên đại thiên thế giới’. Ông nói rằng trong một hạt cát có 3.000 thế giới rất giống với thế giới của chúng ta.

Vậy một thế giới trong một hạt cát trông như thế nào? Trên thực tế, chúng ta đề cập đến ở đây là một thế giới trong một không gian vi quan. Không chỉ một hạt cát có nhiều thế giới, mà bên trong các vật chất khác cũng có nhiều thế giới. Tôi đã nhìn thấy một thế giới như vậy.

Tôi nhặt một mảnh gỗ nhỏ và nhìn thật sát vào nó. Bỗng nhiên một cảnh tượng hiện ra trước mắt tôi. Tôi nhìn thấy một sân bay ở bên trong với các đường băng và máy bay. Trên bầu trời, một vài máy bay đang hạ cánh. Có một chiếc trực thăng, giống như trực thăng trong thế giới chúng ta, đang lượn vòng quanh phía trên sân bay, có vẻ như nó vừa mới cất cánh. Một điều lạ là có một con rùa to bằng chiếc trực thăng cũng đang bay phía sau nó. Hình dáng của con rùa trông giống như rùa mà chúng ta biết trong thế giới của chúng ta, ngoại trừ cái đuôi của nó trông lớn hơn. Chú rùa này cũng có thể bay trên bầu trời.

Sư phụ Lý giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng trong mỗi lỗ chân lông có một thành phố có xe lửa xe hơi đang chạy. Đó là cảnh tượng trong những thế giới vi quan. Trong Chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Ngài còn giảng rõ:

“Thích Ca Mâu Ni giảng rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Học thuyết của ông nói rằng trong hệ Ngân Hà này của chúng ta có ba ngàn tinh cầu, trong đó lại có con người có trí tuệ giống như nhân loại chúng ta. Ông còn giảng rằng trong một hạt cát cũng có tam thiên đại thiên thế giới như thế này. Nếu đúng như lời ấy, mọi người thử nghĩ xem, tại mức vi quan, một hạt cát cũng giống như hệ Ngân Hà này, cũng có xã hội nhân loại. Nếu cứ nhìn thật sâu xuống, chẳng phải trong hạt cát ấy cũng có sông và cát phải không? Như vậy bên trong hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Vậy thì mỗi hạt cát bên trong hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Vậy nên, đến tầng Như Lai mà nhìn cũng không đến tận cùng của nó được. Con người chỉ có thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ nếu tránh dùng cặp mắt thịt này do phân tử tạo thành. Tầng càng cao thì càng nhìn được vi quan hơn, và càng nhìn được ở phạm vi rộng lớn hơn. Thích Ca Mâu Ni không nhìn thấy được vật chất nhỏ nhất của vũ trụ, cũng không thấy được biên giới tối hậu của vũ trụ. Do đó vào những năm cuối đời, ông đã giảng một câu: “Kỳ đại vô ngoại”, ông không biết được vũ trụ rốt cuộc lớn ngần nào, và “kỳ tiểu vô nội”, vật chất nhỏ đến mức ông không thể nhìn thấy tận cùng.” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải) (tạm dịch)

Vật chất trong không gian của chúng ta đều được cấu thành từ phân tử. Dưới phân tử là nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, proton, neutron (trung hòa tử), electron (điện tử), quark và lạp tử nhỏ nhất mà con người biết được là neutrino (trung vi tử), trên thực tế vẫn còn rất xa mới đến được thành phần nhỏ nhất tồn tại. Chẳng phải hình ảnh các electron quay quanh hạt nhân nguyên tử giống với hình ảnh Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời sao? Thực ra, chúng đều được kiểm soát bởi cùng một cơ chế. Liệu có các sinh mệnh sống trên bề mặt các electron không? Nếu thiên mục người ta mở đến một tầng cao nào đó thì có thể nhìn thấy họ. Hiện nay, người ta gọi sự chuyển động của các electron là các ‘đám mây electron’. Đó là vì họ không có thiết bị nào để đo quỹ đạo của electron. Thiết bị của chúng ta đều được cấu tạo từ phân tử, vì thế nó không thể thấy được các sinh mệnh sống trên các electron. Con mắt thứ ba của người tu luyện được cấu thành từ các lạp tử cao năng lượng, vì thế họ có thể quan sát các cảnh tượng này.

Thực ra, ‘tam thiên đại thiên thế giới’ mà Thích Ca Mâu Ni giảng là chỉ nói đến một phần của kết cấu theo chiều ngang của vũ trụ, trong đó các sinh mệnh sống thuộc về một tầng thấp, hoặc trong lớp vỏ ngoài của vũ trụ. Kết cấu của vũ trụ rất phức tạp. Nó còn bao gồm một số hệ thống khác nữa. Các thế giới của Phật và Thần đều không tồn tại trong hệ thống này; chúng ở trong các không gian theo chiều dọc. Các thế giới này được cấu thành từ các thành phần vi tế hơn và mức năng lượng cao hơn. Con người không thể hiểu được chúng trừ phi con người tu luyện. Tôi cũng đã nhìn thấy một thế giới như thế. Vẻ tráng lệ của nó không thể mô tả được bằng ngôn ngữ của con người. Tôi đã trải nghiệm những gì Sư phụ Lý giảng: “Vẻ đẹp và sự vi diệu vô hạn của nó không thể mô tả được bằng lời. Hàng vạn ánh sáng và màu sắc làm loá hai mắt.” Ở một tầng thứ nhất định, những vật chất này trông như làm bằng kim cương, có những lối đi có mái vòm được trang trí rất đẹp mắt cùng những kiến trúc trông như cung điện….

Người tu luyện gom chọn vật chất cao năng lượng từ không gian chiều dọc. Khi cơ thể của họ được hoàn toàn thay thế bằng vật chất cao năng lượng, họ có thể đi xuyên qua không gian này. Tôi cũng đã có một trải nghiệm như thế. Một buổi sáng vào cuối năm 1999 sau khi tôi thức giấc và chuẩn bị luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, cơ thể tôi đột nhiên bay lên khỏi chiếc giường tầm một mét. Tôi đã ở trên không một lúc lâu. Sau đó tôi bắt đầu trôi trong không khí và đi xuyên qua một bức tường. Sau đó tôi lại đi xuyên trở lại rồi lại vượt qua một bức tường khác. Rồi đột nhiên tôi tăng tốc và đi vào một không gian khác, di chuyển bên trong và nhìn thấy các sinh mệnh đang sống trong không gian đó.

Những trải nghiệm này chỉ là những triển hiện của Đại Pháp ở một tầng thứ thấp. Tuy nhiên, đối với khoa học hiện đại thì điều này đã là không thể hiểu được. Về điều này, Sư phụ Lý đã giảng như sau: “Tư tưởng chỉ đạo về nghiên cứu và phát triển của khoa học nhân loại hiện nay chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất. Sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu. Người ta cứ theo lề lối ấy. Nhưng tại không gian chúng ta có những hiện tượng tuy nhìn không thấy sờ không được, nhưng tồn tại một cách khách quan, và lại có khả năng phản ánh đến không gian vật chất chúng ta, có biểu hiện hết sức thực tại, người ta lại khước từ không động chạm đến, cho đó là những hiện tượng bất minh”. (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Cách duy nhất để hiểu được các hiện tượng này là thông qua Phật Pháp. “Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có Phật Pháp”. (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/988



Ngày đăng: 15-06-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.