Nội hàm của chữ “Nhân” (人)

Tác giả: Canh Nguyên

[ChanhKien.org] Tại hội trường Pháp hội New York năm 2015, chữ “nhân” (人) trong câu thơ “Chính niệm khả cứu thế trung nhân” (“Pháp Chính Càn Khôn”, Hồng Ngâm II) được trình chiếu trên màn ảnh lớn trong suốt thời gian Pháp hội. Nhìn lên màn ảnh, tôi đã có được lý giải hoàn toàn mới đối với chữ “ nhân” (人).

Sư tôn bước vào trong hội trường, toàn thể đệ tử Đại Pháp đều đứng dậy, người thì vỗ tay hoan hô, người thì hợp thập để bày tỏ lòng tôn kính vô hạn dành cho sư phụ. Trên màn ảnh lớn, trong mắt tôi, chữ “nhân” phía sau Sư phụ rất giống với thủ ấn song thủ hợp thập của các đệ tử Đại Pháp.

Song thủ hợp thập là thủ ấn biểu đạt lòng tôn kính đối với Thần mà mọi người thường thấy nhất, không chỉ riêng đệ tử Phật gia và Đạo gia thường làm như vậy với sư tôn, mà những người bình thường khi đến Đạo quán, chùa chiền để bái lạy chư Thần cũng hay dùng thủ ấn này.

Hán tự Thần truyền coi trọng hình ảnh, âm thanh, ý nghĩa, mọi người thông thường cũng có thể lý giải được sự tinh thâm và huyền diệu của chữ Hán một cách nông cạn thông qua các hình thức như: tách chữ, bói toán, gieo quẻ… Người xưa khi sáng tạo chữ “nhân” đã truyền tải thông điệp về thái độ đối với Thần cho con người thế gian, từ hình chữ mà xem xét, chữ “ nhân’ và thủ ấn song thủ hợp thập là hoàn toàn tương đồng. Cũng chính là nói rằng: là con người, chúng ta cần phải tin tưởng vào Thần, đối với Thần cần phải có thái độ tôn kính.


66b338ce-7bda-44b7-b1ed-c87266727e0e

Từ hình chữ mà xem xét, chữ “ nhân’ và thủ ấn song thủ hợp thập là hoàn toàn tương đồng

Trong thời gian dài chịu sự đàn áp, dụ dỗ, cùng với các hình thức tẩy não, lừa dối của tà đảng Trung Cộng, Trung Quốc Đại Lục ngày nay là nơi tập trung nhóm người đông nhất thế giới không tin vào Thần. Đặc biệt nghiêm trọng nhất chính là vào thời mạt Pháp mạt kiếp của nhân loại, Đại Pháp vũ trụ cứu độ con người vào thời khắc lịch sử cuối cùng này lại bị bức hại và chà đạp ở Trung Quốc Đại Lục, kéo theo đó là vô số người trong nước đã mất đi chính tín và lòng tôn kính cơ bản nhất đối với Đại Pháp vũ trụ này.

Nho gia giảng rằng: “Trăm thiện hiếu đứng nhất.” Đây là điều cơ bản nhất của đạo làm người, nếu một người mà không hiếu thuận đối với cha mẹ đã sinh ra và nuôi dạy mình thì cũng chẳng khác gì cầm thú, hoàn toàn không xứng làm người. Vậy nên luân lý của Nho gia là điều cần thiết để duy trì xã hội nhân loại. Đạo lý cũng tương tự như vậy, nếu một người không hề có lòng kính trọng đối với vị Thần cùng với Đại Pháp đang cứu độ sinh mệnh của họ, thì thử hỏi sinh mệnh của người này có còn được vũ trụ chấp nhận hay không?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/05/22/145555.“人”的内涵.html