Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (3): Tảng đá giấu trên núi Tung Sơn tiên đoán trước 3 triều hoàng đế Đại Đường đăng cơ

Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý

 

Phần 1 | Phần 2

[ChanhKien.org] Lời nói đầu: Tảng đá trời “Tàng Tự Thạch” tiên đoán trước Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng “Trời Diệt Trung Cộng” đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc, một tảng đá rốt cuộc là từ đâu đến[1], sao lại có được khả năng bất khả tư nghị đến như vậy. Vì vậy chúng tôi đã sưu tầm một số câu chuyện về những tảng đá tiên tri được ghi chép trong sách cổ, hy vọng có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn sâu sắc.

Bìa sách Tuyên Thất Chí (Nguồn: Internet)

Khấu Thiên Sư, tự Khiêm Chi, đắc đạo vào thời Hậu Ngụy, ông thường hay khắc chữ trên các tảng đá để ghi nhớ sự việc, sau khi khắc xong, liền đem những tảng đá giấu trên núi Tung Sơn.

Vào năm đầu Thượng Nguyên triều đại nhà Đường, một người dân huyện Cốc Thành tỉnh Lạc Xuyên, khi đang hái thuốc trong núi, phát hiện một tảng đá, y đem tảng đá này dâng lên quan huyện là Phàn Văn, quan huyện lại bẩm báo lên quan châu, quan châu lại thượng tấu lên hoàng đế, hoàng đế Cao Tông liền hạ chiếu đem tảng đá này cất vào trong nội phủ.

Trên tảng đá ghi chép lại rất nhiều sự việc, hơn nữa lại vô cùng sâu xa khó hiểu. Nói một cách ngắn gọn, như “Mộc tử đương thiên hạ”, lại nói “Chỉ qua long”, “Lý đại đại bất khả di tông”. Lại nói: “Trung đỉnh hiển chân dung”. Lại nói: “Cơ thiên vạn tuế”, vân vân…

Câu “Mộc tử đương thiên hạ” là nói họ Lý triều đại nhà Đường theo mệnh trời có được thiên hạ[2]. Còn câu “chỉ qua long” ám chỉ hoàng hậu Võ Tắc Thiên sẽ lên ngôi nắm quyền; “chỉ qua” là chỉ chữ “Võ”[3]. “Lý đại đại bất di tông” là chỉ sự hưng thịnh vào thời Trung Tông, khiến thiên hạ chói lọi huy hoàng một lần nữa. “Trung đỉnh hiển chân dung” muốn nói đến tên miếu của hoàng đế Duệ Tông, bởi vì chữ “chân” chính là tên thụy của Duệ Tông, những điều này có thể khiến người ta không tin được chăng? Trong câu “Cơ thiên vạn tuế”, chữ “Cơ” là chỉ tên của Đường Huyền Tông, “thiên vạn tuế” là chỉ năm tháng lâu dài.

Về sau Đường Trung Tông lên ngôi, con trai của Phàn Văn là Khâm Bôn đã đem những gì ghi chép trên tảng đá dâng tấu lên hoàng đế. Trung Tông liền hạ lệnh cho quan sử ghi lại những việc này vào trong sử sách.

(trích từ Tuyên Thất Chí)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/06/01/44183.石头记:嵩山藏石-预唐三朝皇帝登基.html

 

Chú thích:

[1] Xem thêm: Cao nhân tiết lộ lai lịch chân thực của “tàng tự thạch” (1)

[2] Chữ Lý (李) do chữ “mộc” (木) và chữ “tử” (子) ghép thành.

[3] Chữ Võ (武) do chữ “chỉ” (止) và “qua” (戈) ghép thành.