Chuyện về việc đả tọa trong tư thế “Song bàn”

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Liêu Ninh

[ChanhKien.org] Khi hồi tưởng lại quá trình tôi đạt được đả tọa trong tư thế song bàn cách đây ba năm, tôi thực sự cảm thấy biết ơn khảo nghiệm có liên quan đến 600 m2 đất.

Từ khi tôi bắt đầu học và tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã tập bài công pháp số 5 với tư thế đơn bàn trong khoảng 10 năm. Tôi biết lúc đó “chúng tôi yêu cầu tư thế song bàn” (Đại Viên Mãn Pháp). Tuy nhiên, hai chân tôi rất đau ngay khi tôi ngồi ở tư thế song bàn, và tôi không thể chịu đựng được quá 10 phút mỗi lần. Vì thế tôi đã không tha thiết ngồi đả tọa hoặc phát chính niệm quá 10 phút, nên tôi chỉ tập bài 5 và phát chính niệm trong tư thế đơn bàn.

Tuy nhiên, một ngày năm 2011, một việc không mong muốn đã xảy ra với tôi. Cháu gái của chồng tôi đã dắt anh trai của nó, cùng với chị dâu và anh họ của nó tới gặp tôi để đòi lại 600 m2 đất mà họ đã trao cho chồng tôi cách đây 10 năm, nhưng lúc đó tôi đã không muốn chồng tôi nhận. Chồng tôi và tôi khi đó thậm chí còn cãi nhau về chuyện này. Tôi đã không thuyết phục được anh ấy, và chúng tôi đã chấp nhận nó. Vì cả gia đình của cháu gái đã dọn đi rồi, và không có ai canh tác trên miếng đất đó, nên nó trao miếng đất lại cho chú nó. Chúng tôi đã canh tác trên miếng đất trong hơn 10 năm, tính đến thời điểm họ quay lại đòi đất.

Điều này khiến tôi nhớ lại rằng mặc dù vào lúc đó tôi không muốn chồng tôi nhận mảnh đất, nhưng anh ấy vẫn rất cương quyết nhận, và cả hai chị của anh ấy đều chứng kiến và hứa rằng: “Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì đâu.” Khi đó vợ chồng tôi đã cãi nhau to, rốt cuộc thỏa thuận cho đất vẫn diễn ra. Bây giờ miếng đất trở nên có giá. Ai cũng hướng đến tiền. Họ hàng, bạn bè, bố mẹ và con cái chẳng quan tâm đến các mối quan hệ ruột thịt lẫn tình cảm bạn bè mà trở nên thù địch với nhau vì tiền. Xã hội người thường là như thế. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Đó là lý do khiến cô cháu gái đến đòi lại đất.

Theo đạo lý của người thường, liệu tôi có nên buông không? Tôi có cả trăm lời để làm cho họ im miệng. Là chú nên chồng tôi rất khó ăn nói. Để lấy lại miếng đất, cả gia đình cháu gái thậm chí còn có cả phương án phòng ngừa bất trắc: cháu gái đã mời các chị dâu của tôi, bố chồng nó và cả ông chú thứ hai của nó tới. Nó làm om sòm lên. Ông chú thứ hai đã đề xuất một phương án. Bố chồng nó đã kiếm đâu được một mẫu thoả thuận và yêu cầu chồng tôi ấn tay điểm chỉ vào. Họ đã dùng mọi cách họ nghĩ ra được để đòi lại những gì mà họ muốn.

Tôi hỏi bố chồng cháu gái: “Ông có tin vào Pháp Luân Công không?” Ông ấy nói: “Tao không tin. Nếu điều mày tin không dính dáng đến tiền, thì nó thật vô dụng trong thời buổi này.” Tôi đã không nói gì nữa để ông ấy khỏi tạo thêm nghiệp. Cảnh tượng trước mắt tôi thực sự giống như “không khí của cuộc cách mạng văn hoá”. Không ai đứng về phía chồng tôi, nhưng nếu lúc đó tôi không trả lại đất cho họ, thì họ cũng chẳng làm gì được.

Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ rằng mình là một đệ tử Đại Pháp. Tôi không coi trọng vật chất, nên tôi đã không giữ mảnh đất. Tôi cười họ và cảm thấy thương cho họ. Tôi cười họ vì họ chỉ vì tiền mà chẳng quan tâm đến quan hệ ruột rà. Tôi thấy thương họ vì họ chẳng biết lo cho tai họa sắp giáng xuống. Tôi đã nói với họ sự thật về Pháp Luân Công cách đây rất lâu rồi. Họ không phản đối Pháp Luân Công, nhưng họ nghĩ rằng nó không hiệu quả nếu không có tiền trong xã hội ngày nay. Vì thế họ coi trọng tiền bạc hơn gia đình, kể cả đối với người thường thì đây cũng là điều đáng xấu hổ. Tôi rất hiểu họ. Nhìn vào cách cư xử đáng thương và đầy hăm dọa của họ do tiền bạc điều khiển, tôi nói với chồng: “Thôi anh ký cho họ đi. Em sẽ không giận anh đâu. Cho dù em nghèo về vật chất, nhưng em lại giàu có về tinh thần.” Chồng tôi đáp: “Nếu em thực sự nghĩ như thế, thì để anh trả lại đất cho họ.” Vì tôi thường xuyên đọc Chuyển Pháp Luân cho chồng tôi nghe mỗi khi tôi có thời gian, và anh ấy đã đọc thông tin về chân tướng, anh ấy đã nhận được rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp và hiểu được những chuyện này. Vấn đề đòi lại đất đã được giải quyết một cách êm thắm.

Sau đó có đủ loại bình luận. Một số thì nói rằng tôi “ngu”, một kẻ “ngốc”, “hèn nhát”, “dễ thoả hiệp”, v.v… Tôi chỉ cười mà chẳng chấp vào những lời bình luận này vì tôi là một người tu luyện.

“chúng ta không mong truy cầu những gì người thường muốn được, nhưng chỗ mà chúng ta được thì người thường có muốn cũng không thể được, trừ phi [họ] tu luyện.” (Bài giàng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã thành công ngoài mong đợi. Tôi là một người tu luyện, và tôi phải đáp ứng tiêu chuẩn của Đại Pháp trên mọi khía cạnh. Vì thế, vấn đề 600 m2 đất đã được giải quyết. Sư phụ đã biết được suy nghĩ giản dị này. Sáng hôm sau, khi tôi ngồi đả tọa trong tư thế song bàn, tôi đã dễ dàng hoàn thành bài công pháp số 5 trong một tiếng đồng hồ với bản nhạc luyện công du dương, và chân tôi không hề đau chút nào.

Tôi có thể ngồi đả tọa trong tư thế song bàn là một bước đột phá, đồng thời cũng khiến tôi nhận ra rằng Sư phụ đã thấy tôi buông bỏ tâm tranh đấu và tâm chấp chước vào lợi ích cá nhân, và đề cao tâm tính của mình. Sư phụ đã giúp đỡ để tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của việc ngồi đả tọa song bàn. Sự kiện đó cũng giúp tôi hiểu sâu hơn nội hàm của lời giảng của Sư phụ:

“Tâm tính của chư vị đề cao rồi, thì công của chư vị cũng tăng cao lên theo. Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Xin vui lòng từ bi chỉ ra những gì chưa đúng với Pháp.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6946