Trở về với tư duy truyền thống



Tác giả: Thanh Nhã

[Chanhkien.org] Tôi sinh ra trong một gia đình có rất nhiều khổ nạn. Bây giờ nghĩ lại, chính Sư phụ từ bi đã trông nom tôi từ khi còn rất nhỏ. Thuở ấy tôi thường nghe các bạn cùng trang lứa kể về vị Phật tương lai sẽ đến cứu nhân loại.

Bà nội tôi là người thuộc triều Đại Thanh, bà thường nói với tôi rằng Đảng cộng sản là một thứ xấu xa. Bà nói, trong quá khứ ruộng đất quanh năm mưa thuận gió hòa, không bị hạn hán, khi có hạn hán nhỏ, chỉ cần lên chùa bái Phật thì không bao lâu sau sẽ có mưa, không giống như hiện nay chống hạn vẫn mất mùa, những lời của bà đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong tôi. Mặc dù tôi đọc rất nhiều sách, bị Đảng cộng sản Trung Quốc tẩy não và lừa dối, nhưng niềm tin vào Thần Phật với sức mạnh siêu nhiên vẫn không lay động.

Trong thời gian tôi học đại học, đúng lúc khí công Trung Quốc đang thịnh hành, các sách Phật gia, Đạo gia, Nho gia nơi đâu cũng có, mặc dù tôi học ngành kỹ thuật và cũng đọc rất nhiều sách, nhưng do văn hóa đảng trong tư tưởng bản thân quá nhiều, nên thú thật có đọc cũng không hiểu được bao nhiêu.

Tôi từng đọc qua một cuốn sách dạy giao tiếp của Mỹ, trong đó nói người Mỹ là dân tộc rất thẳng thắn, bạn muốn gì thì trực tiếp nói ra chứ không vòng vo như người Trung Quốc. Bạn đến nhà một người Mỹ đúng lúc họ đang ăn cơm, họ hỏi bạn đã ăn cơm chưa, nếu bạn nói đã ăn rồi nhưng thực tế bạn chưa ăn, vậy thì bạn sẽ phải nhịn đói, họ sẽ không quan tâm đến bạn có đói hay không. Khi đọc đến những nội dung này, tôi cảm thấy rất tốt, từ đó về sau tôi đã trực tiếp lựa chọn phương pháp của người Mỹ để giải quyết rất nhiều công việc cho người khác.

Trước đây tôi nhận thức không rõ sự ác độc của Đảng Cộng sản, thêm nữa Đảng Cộng sản có nhiều chiêu thuật lừa gạt người khác, lợi dụng một số điểm tương tự trong cách nói của người bình thường và cách nói truyền thống của Trung Quốc, khiến lòng người bị mê hoặc. Sau khi cuốn “Cửu Bình” được xuất bản, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, trừ dứt văn hóa đảng trong tư tưởng của bản thân, cho đến hôm nay tôi vẫn thường hay đọc “Cửu Bình”, và phát hiện vẫn còn dư độc của văn hóa đảng.

Sau khi trừ bỏ lối tư duy văn hóa đảng, tôi phát hiện tư tưởng của mình trống không, không biết nói thế nào. Vì để hình thành nên một lối tư duy đúng đắn, tôi bắt đầu đọc “Sử Ký”, “Cựu Đường Thư”, “Minh Sử” và “Tứ Thư Ngũ Kinh”, tôi thấy mình có thể đọc hiểu được. Lúc mới bắt đầu cần phải có chút thích ứng từ văn bạch thoại đến cổ văn, nhưng đọc nhiều rồi sẽ quen, nội dung càng gần với thời cận đại thì càng dễ đọc hiểu hơn.

Thông qua học tập lịch sử, tôi cảm thấy đặc điểm lớn nhất của người xưa là thừa nhận Thiên lý, coi Thiên lý là tối cao, dùng thiên lý để đo lường sự vật, đương nhiên hiện nay chúng ta cần lấy đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ để đo lường tất cả. Ví như Lý Quảng triều Hán tuy có chiến công to lớn nhưng vẫn không được phong hầu, ông ý thức được bản thân mình đã làm sai khi giết người đầu hàng. Không phải hoàng đế không phong hầu cho ông, mà là thiên lý không cho phép, nên ông trước giờ không tranh cãi gì với hoàng đế.

Cổ nhân đi học là vì để học cách làm người. Học tập Tứ Thư Ngũ Kinh, chính là học đạo lý làm người; học lịch sử, chính là học các ví dụ làm người, để trong cuộc sống thực tế sau này họ có thứ để đối chiếu; hơn nữa học rồi thì cần phải làm được đến nơi đến chốn. Ví như Hàn Tín chịu nhục chui háng, Lý Quảng không được phong hầu v.v., cho nên lịch sử nhất định phải chân thực. Bởi vì chức trách chủ yếu của hoàng đế là giáo hóa dân chúng, do đó người nào học tập tốt, làm được tốt, tâm tính đề cao, đương nhiên sẽ được vua phái đi làm quan, hơn nữa những người này tự nhiên cũng rất thông minh và có trí huệ.

Những thứ mà người xưa học tập, trên thực tế chính là tu luyện. Nho giáo giảng rất rõ ràng, con người khác với với cầm thú chính là con người có quy phạm lễ nghĩa làm người, mà những quy phạm lễ nghĩa này có mục đích chủ yếu là ức chế tình cảm của con người để tu nhân nghĩa, giảng phụ từ (làm cha phải nhân từ), tử hiếu (làm con cần biết hiếu thảo), huynh lương (làm anh cần hiền lành), đệ đệ (làm em cần kính nhường), phu nghĩa (chồng phải có đạo nghĩa), phụ thính (vợ phải biết nghe lắng nghe), trưởng huệ (trưởng bối phải biết yêu thương, lời nói khiêm nhường), ấu thuận (trẻ con phải hiếu thuận), quân nhân (vua phải nhân nghĩa), thần trung (bề tôi phải trung thành) v.v., cũng chính là giảng làm thế nào để làm người tốt, người tốt hơn nữa và người có tâm tính cao.

Người xưa làm việc quang minh chính đại, quốc sự đều nói công khai trên triều đường, mọi người đều có thể nghe thấy, ai có ý kiến gì thì có thể nêu ra. Vua cũng không thể chuyên quyền độc đoán, làm việc gì cũng phải phù hợp với Thiên lý, ví như muốn xử lý ai đó, trước tiên cần phải có người tố cáo người đó có vấn đề, sau đó có quan viên chuyên môn phụ trách xem xét xử lý, còn cho phép quan viên khác đến phản bác, cũng chính là nói họ tương đối tiến bộ và công khai.

Người xưa làm việc rất có hệ thống, suy nghĩ cũng rất thấu đáo, an bài mọi việc rất chu đáo, rất có trí huệ. Năng lực phân biệt của người xưa rất mạnh. Trí nhớ của người xưa rất tốt, có thể nhớ được rất nhiều thứ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/137589



Ngày đăng: 01-12-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.